Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

COVID-19: 3 giáo sư đầu ngành vào Đà Nẵng cứu bệnh nhân nặng

(MangYTe)- Các chuyên gia đầu ngành tinh nhuệ bậc nhất về hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu đang được tiếp tục chi viện cho tâm dịch Đà Nẵng.

Tính đến cuối ngày 13-8, Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 Tu vong.

Chi viện Đà Nẵng trước tuần lễ dịch đạt đỉnh

Theo dự báo của Bộ Y tế, trong tuần tới dịch COVID-19 tại Đà Nẵng sẽ đạt đỉnh, do vậy đội ngũ y tế tại đây đang làm việc với cường độ cao.

Để ủng hộ tinh thần cũng như chi viện nhân lực cho tâm dịch Đà Nẵng, trưa 13-8, Bộ Y tế cử GS-TS Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị BN COVID-19 nặng; GS-TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch hội đồng chuyên môn, nguyên Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương; PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội vào miền Trung phối hợp với “bộ chỉ huy tiền phương” của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cùng các chuyên gia đã có mặt tại khu vực này từ khi dịch bệnh bùng phát, tiếp tục nâng cao năng lực điều trị BN COVID-19, đặc biệt là BN nặng.

GS-TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết đến nay Bộ Y tế đã cử đội ngũ chuyên gia đầu ngành, tinh nhuệ thuộc nhiều lĩnh vực như hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, thận nhân tạo, xét nghiệm, dịch tễ, tim mạch, ung bướu... của các BV lớn như BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Bệnh nhiệt đới trung ương, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, BV ĐH Y Hà Nội... lên đến hàng trăm người vào hỗ trợ BV Trung ương Huế Cơ sở 2, BV đa khoa Trung ương Quảng Nam, BV Đà Nẵng… Đội ngũ này thực hiện công tác điều trị, xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch...

Cùng ngày, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trao hai phần quà hỗ trợ trị giá 1 tỉ đồng/phần quà cho hai BV tuyến đầu điều trị các BN COVID-19 nặng là BV Trung ương Huế và BV đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Đồng thời, Bộ Y tế đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trang thiết bị, Thu*c, vật tư y tế phục vụ công tác tiếp nhận và điều trị BN COVID-19 của hai BV và sẽ tiếp tục bổ sung máy thở, các thiết bị telemedicine phục vụ cho công tác điều trị và hội chẩn từ xa của BV đa khoa Trung ương Quảng Nam.


GS-TS Nguyễn Lân Hiếu, GS-TS Nguyễn Văn Kính, GS-TS Nguyễn Gia Bình (từ trái sang) đã có mặt tại miền Trung vào chiều 13-8. Ảnh: HP

15 BN COVID-19 diễn tiến nặng, tiên lượng xấu

Trước đó, chiều 12-8, Tiểu ban điều trị và hội đồng chuyên môn đã có buổi hội chẩn về tình hình điều trị BN nặng.

Cùng dự có các chuyên gia đầu ngành về hô hấp, truyền nhiễm, hồi sức.

Báo cáo tại cuộc hội chẩn, các BV ở Đà Nẵng, Quảng Nam cho biết hiện các BN COVID-19 được điều trị tại 24 BV, trong đó có khoảng 15 BN COVID-19 rất nặng với nhiều bệnh nền đi kèm, các BN đang phải thở máy, ECMO, tiên lượng Tu vong cao.

Hỗ trợ 23 tỉ đồng cho nhân sự ngành y

Bộ Y tế vừa ký kết khoản hỗ trợ tài chính có giá trị 23 tỉ đồng trong chương trình gia hạn và mở rộng đối tượng hỗ trợ tài chính đặc biệt mà AIA Việt Nam dành cho đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu trong phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam từ tháng 4-2020 đến hết ngày 31-12-2020.

Đối tượng của chương trình mở rộng cho tất cả bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật viên, dược sĩ, nhân viên khoa dược, nhân viên nhà Thu*c, nhân viên hành chính, tài xế xe cấp cứu, bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên dọn dẹp, đầu bếp, tình nguyện viên đang công tác và có hợp đồng lao động trực tiếp với các BV, cơ sở y tế, cơ sở xét nghiệm, BV dã chiến có tham gia xét nghiệm chẩn đoán và điều trị dịch bệnh COVID-19. 

Các chuyên gia đã tập trung vào hội chẩn các ca bệnh nặng, diễn biến phức tạp. Trong đó BV Trung ương Huế Cơ sở 2 có năm ca nặng, Trung tâm y tế Hòa Vang có năm ca nặng, BV Phổi Đà Nẵng bốn ca nặng, BV Bệnh nhiệt đới trung ương Cơ sở 2 có một ca nặng…

Các chuyên gia đề nghị BV đa khoa Đà Nẵng phải đảm bảo thông thoáng phòng bệnh và phòng làm việc của nhân viên y tế, tập trung vào kiểm soát nhiễm khuẩn BV.

Theo thống kê, đã có khoảng 20 nhân viên y tế mắc COVID-19 trong đợt dịch này, do đó BV đa khoa Đà Nẵng nói chung và các BV trên cả nước cần đặc biệt quan tâm đến kiểm soát lây nhiễm, lau, khử khuẩn các bề mặt phòng bệnh, cầu thang, giường bệnh… Riêng BV đa khoa Đà Nẵng cần nhanh chóng có kế hoạch và chiến lược để từng bước đảm bảo các điều kiện đón BN khi được phép.

Thêm 25 ca nhiễm mới, 3 ca Tu vong

Chiều 13-8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi nhận thêm 22 ca COVID-19 mới (các BN 884-905), trong đó 14 ca ghi nhận tại Đà Nẵng, hai ca ghi nhận tại Quảng Nam, một ca tại Quảng Trị. Ngoài ra có năm ca tại Khánh Hòa được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Sáng cùng ngày, Bộ Y tế thông tin về ba trường hợp mắc COVID-19 mới ghi nhận (BN 881-883), trong đó hai ca ghi nhận tại Quảng Nam và một ca tại Bạc Liêu được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Cũng trong chiều 13-8, Bộ Y tế dẫn thông tin từ ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, thông tin về hai trường hợp mắc COVID-19 Tu vong. Đây là ca mắc COVID-19 Tu vong thứ 19 và 20 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

Cụ thể, BN 623: BN nữ, 83 tuổi, Điện Bàn, Quảng Nam. BN Tu vong lúc 18 giờ ngày 12-8 với chẩn đoán COVID-19 biến chứng suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng không hồi phục trên bệnh nền suy tủy, u đại tràng Sigma, suy dinh dưỡng thể teo đét.

BN 479: BN nam, 87 tuổi, địa chỉ Tư Nghĩa - Quảng Ngãi. BN Tu vong lúc 21 giờ ngày 12-8. Chẩn đoán Tu vong: Nhiễm trùng vết mổ bàn chân trái trên bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy tim do nhồi máu cơ tim cũ, suy đa tạng và mắc COVID-19. 

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/covid19-3-giao-su-dau-nganh-vao-da-nang-cuu-benh-nhan-nang-931575.html)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY