Huyết áp , Tim mạch hôm nay

COVID-19: “Kẻ huỷ diệt” nền công nghiệp dầu thế giới?

Thị trường dầu thế giới đang trong những ngày đen tối. Giá dầu thô rớt giá đến 300%, nhu cầu thu mua tụt giảm mạnh mẽ, những viễn cảnh tương lai u ám bắt đầu được nghĩ tới.

Nguồn cơn

COVID-19 vẫn tiếp tục lan rộng khắp thế giới, làm đảo lộn mọi mặt của xã hội theo hướng tệ hại. Các hoạt động đi lại và kinh tế toàn cầu bị hạn chế, dẫn tới nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vận chuyển sụt giảm.

Hiện tượng này có thể nhìn thấy rõ ở Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới chiếm đến 80% nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2019. “Cơn chấn động” COVID-19 khiến sản lượng công nghiệp và nhu cầu tại Trung Quốc giảm mạnh mẽ, và mọi hoạt động trong nước cũng ở mức thấp hơn nhiều so với thông thường.

Tại thị trường dầu thế giới, việc giảm nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc gây tác động một cách đặc biệt, khiến giá dầu sụt giảm đến choáng váng và nổ ra một cuộc chiến giá cả gay gắt tiếp theo đó.

Vào đầu tháng 3/2020, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và 10 nước sản xuất dầu khác không đạt được thoả thuận về mức sản xuất ổn định, cộng với việc Nga không chấp nhận cắt giảm hơn 1 triệu thùng dầu/ngày để bù đắp nhu cầu giảm đã khiến giá dầu giảm tới 30% vào giữa tháng 3/2020, gây ra hiện tượng bán tháo dầu thô.

Giá dầu thế giới đang trong những ngày đen tối.

Giá dầu thế giới đang trong những ngày đen tối.

Tương lai ảm đạm?

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục áp dụng lệnh hạn chế đi lại để chiến đấu với dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, vẫn còn quá sớm để vẽ được rõ nét bức tranh toàn cảnh về sự tác động của COVID-19 đối với ngành dầu thế giới và sự phát triển trong tương lai của nó.

Nhưng nhìn lại quá khứ, ngành công nghiệp dầu thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn như sự cố tài chính năm 2008 hay hàng loạt sự cố như thiên tai, bất ổn chính trị, dịch bệnh... xảy ra gần đây. Do vậy, nhiều người rất tự tin vào khả năng vượt qua biến động của ngành dầu.

Hành động

Song các nhà sản xuất và cung ứng không thể ngồi yên chờ thời. Hiện một số quốc gia sản xuất dầu như Saudi Arabia, Iraq, Nigeria đã chọn bán dầu thô với mức chiết khấu và một số công ty dầu đã thu hẹp lại quy mô thăm dò, sản xuất và chi phí các dự án mới. Các “ông lớn” như Royal Dutch Shell và Cheyron đang thực hiện tức thì các bước đảm bảo đứng vững trong thời kinh tế hỗn loạn này bằng cách giảm đáng kế chi tiêu sản xuất và đình chỉ mua lại cổ phần để ưu tiên các giá trị dài hạn và bảo vệ cổ tức.

Các công ty và doanh nghiệp dầu kêu gọi chính phủ trên thế giới đưa ra các biện pháp hỗ trợ. Mỹ hiện đang huy động một nguồn vốn kích thích để mua dầu thô cho Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược để giúp thúc đẩy các quốc gia sản xuất dầu và khí đốt. Tương tự, các công đoàn nghiệp ngành công nghiệp tại Anh đã gặp Bộ trưởng Năng lượng Scotland để thảo luận về các kế hoạch tương lai cho các công nhân công nhiệp có tay nghề ở Bắc Hải... Thỏa thuận OPEC/phi OPEC về cắt giảm sản xuất dầu được thông qua hồi tháng 4/2020 với sự ủng hộ của Mỹ, đã gửi đi tín hiệu tích cực và đánh dấu sự kết thúcc cuộc chiến giá cả dầu giữa Nga và Saudi Arabia. Mặc dù phải đến tháng 5/2020, thỏa thuận mới có thể có hiệu lực song chứng khoán vẫn tăng điểm và thị trường dầu vẫn dư cung.

Về lâu dài, nhiều người đang hướng tới khả năng hồi sinh của nhu cầu dầu vào năm 2021. Khi dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, dự kiến sẽ hồi phục với tốc độ đáng chú ý. Do đo, nhu cầu dầu toàn cầu có thể tăng gấp đôi hay gấp ba.

Ngành công nghiệp dầu mỏ, vốn dĩ, có khả năng phục hồi và có vị trí tốt để chịu đựng được biến động của thị trường và sự thách thức của môi trường bên ngoài. Vậy nên, đối với các công ty dầu lửa, ưu tiên bây giờ là đặt sức khoẻ và sự an toàn của nhân viên và khách hàng của họ lên hàng đầu và củng cố sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của họ.

Hà Anh

((Theo Energy Voice))

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5ea11d4ff8ec6e8d713284a2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY