Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

COVID-19 nóng trên toàn cầu, Việt Nam chuẩn bị kịch bản ứng phó trong mùa đông

24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 436.000 ca bệnh COVID-19 và trên 4.900 ca Tu vong. Tại Việt Nam, hiện có gần 15.000 đang cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19.
Ảnh minh hoạ: Internet Ảnh minh hoạ: Internet

Nhiều nước 'quay cuồng' chống COVID-19, Việt Nam tăng người phải cách ly

Hàng chục thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo lừa như Thu*c chữa bệnh

Cảnh báo 3 sai lầm nghiêm trọng khiến người VIÊM ĐẠI TRÀNG không bao giờ khỏi Tin tài trợ

Ai bị ĐAU LƯNG DỮ DỘI vì THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM - Đọc ngay chia sẻ của bà Liễu Tin tài trợ

Tăng cường xử phạt không đeo khẩu trang tại nơi công cộng

Tính đến 6h ngày 03/11: việt nam có tổng cộng 691 ca mắc covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- tính từ 18h ngày 02/11 đến 6h ngày 03/11: 0 ca mắc mới.

Đến hôm nay việt nam đã trải qua 62 ngày không ghi nhận ca bệnh covid-19 ngoài cộng đồng.

Riêng tại hà nội, theo sở y tế hà nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 77 ngày, hà nội không ghi nhận thêm ca mắc mới covid-19 ngoài cộng đồng.

Tại tp hồ chí minh, đến nay, đã 94 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới covid-19 ngoài cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.775, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 174

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.327

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.274.

Tình hình điều trị: theo báo cáo của tiểu ban điều trị - ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19: đến thời điểm hiện tại, việt nam đã chữa khỏi 1.065 bệnh nhân/1.192 bệnh nhân covid-19.

Tiểu ban điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân covid-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus sars-cov-2: 9 ca; số ca âm tính lần 2 với sars-cov-2: 7 ca, số ca âm tính lần 3 là 6 ca.

Số ca Tu vong ở nước ta đến nay là 35 ca, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại đà nẵng (31 trường hợp), quảng nam (03) và quảng trị (01).

Tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 chiều ngày 2/11, ban chỉ đạo đã thảo luận kỹ và thống nhất một số giải pháp phòng, chống dịch cần phải thực hiện nghiêm trong thời gian tới.

các thành viên ban chỉ đạo, chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu phải thực hiện nghiêm các quy định về đeo khẩu trang theo đúng chỉ thị của thủ tướng, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu phòng, chống covid-19. hiện nay, tp hồ chí minh, tp. hà nội đã yêu cầu người dân bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, có biện pháp xử phạt các trường hợp vi phạm.

thời gian tới, các tỉnh, thành phố cũng phải tăng cường kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm quy định đeo khẩu trang, đặc biệt tại cơ sở y tế; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; phương tiện giao thông công cộng; cơ sở lưu trú, khách sạn; các cơ sở thực hiện cách ly; bến xe, cảng hàng không, ga tàu; nhà máy, xí nghiệp; các sự kiện văn hóa, thể thao tập trung đông người… thực hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang không chỉ ở những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại mà cả các những thị trấn, thị tứ..

Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát công tác xét nghiệm SARS-CoV-2

Tại việt nam, chúng ta đã trải qua 60 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ dịch covid-19 xâm nhập luôn thường trực, đặc biệt khi tăng số lượng các chuyến bay đưa công dân việt nam, chuyên gia về nước (trong đó có các chuyến bay thương mại, quốc tế) và số lượng ca mắc trên thế giới liên tục gia tăng. ngoài ra, thời gian tới là mùa đông, xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho một số các bệnh truyền nhiễm phát triển, lây lan.

Thời gian qua, cùng với các hoạt động chuyên môn, Bộ Y tế triển khai “Bản đồ chung sống an toàn với dịch COVID-19” (www.antoancovid.vn) nhằm kiểm soát dịch bệnh trên quy mô toàn quốc. Trước mắt, bản đồ được triển khai trong hệ thống các cơ sở y tế và giáo dục sử dụng ứng dụng, cập nhập các công việc đảm bảo môi trường an toàn phòng, chống COVID-19.

Hiện tại danh sách 1.530 bệnh viện toàn quốc,145 trung tâm cách ly, 6.539 khách sạn từ 3 sao trở lên, 53.839 trường học đã được cập nhật lên bản đồ. Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác, nghiên cứu sản xuất vaccine, ứng dụng khoa học - công nghệ trong phòng, chống dịch. Bộ Y tế đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiếp cận vaccine phòng COVID-19.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các địa phương trong công tác chuẩn bị, đáp ứng với dịch COVID-19, Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 và đã thực hiện giám sát tại Hà Nội (ngày 30/10). Dự kiến, bộ sẽ tiếp tục thực hiện giám sát tại Nha Trang (3/11) và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/11.

Ngành y tế đã chủ trì, phối hợp với các bộ ngành rà soát lại toàn bộ các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch để cập nhật bổ sung; tập huấn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch tại các bộ ngành, địa phương; tăng cường công tác truyền thông; rà soát tất cả các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị ứng phó với các tình huống dịch trong mùa đông…

4.900 ca Tu vong vì COVID-19 trong 24 giờ

Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 436.000 ca bệnh covid-19 và trên 4.900 ca Tu vong. tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 47 triệu ca, trong đó trên 1,21 triệu ca Tu vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là mỹ (trên 72.000 ca), pháp (52.518 ca) và ấn độ (37.592 ca).

Ba quốc gia có số ca Tu vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là ấn độ (497 ca), iran (440 ca) và mỹ (424 ca).

Để kiềm chế tốc độ lây lan của COVID-19, nhiều chính phủ châu Âu đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa. Ngày 2/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ban hành một loạt biện pháp phong tỏa, theo đó các quán bar, quán cà phê, nhà hàng cùng các cơ sở giải trí như nhà hát, rạp chiếu phim... buộc phải đóng cửa. Các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 2/11 đến hết tháng

Chính phủ Hy Lạp cũng thông báo áp đặt phong tỏa hai tuần tại thành phố Thessaloniki lớn thứ hai cả nước và Serres ở miền Bắc nhằm kiềm chế tốc độ lây nhiễm.

Bang Geneva (Thụy Sĩ) ngày 2/11 cũng thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ quán bar, nhà hàng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không thiết yếu kể từ ngày 3/11. Các bệnh viện cũng được cảnh báo về tình tráng quá tải và phải đưa ra quyết định khó khăn khi lựa chọn tiếp nhận bệnh nhân điều trị theo mức độ bệnh.

Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi chế độ giãn cách xã hội và sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 7/11 tới. Hàn Quốc hiện đã chia nhỏ các mức giãn cách xã hội thành 5 mức, gồm mức 1, mức 1,5, mức 2, mức 2,5 và mức 3, thay vì 3 mức (gồm mức 1, mức 2 và mức 3) như trước đây. Trường hợp người quản lý, điều hành cơ sở vi phạm quy tắc phòng dịch sẽ bị xử phạt tối đa 3 triệu won, người sử dụng dịch vụ tại cơ sở vi phạm bị xử phạt 100.000 won.

Nhiều nước 'quay cuồng' chống COVID-19, Việt Nam tăng người phải cách ly

Đến 9h sáng ngày 2/11, thế giới có gần 47 triệu người mắc covid-19, hơn 1,2 triệu người đã Tu vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. trong bối cảnh các nước khu vực và thế giới đang chao đảo với làn sóng dịch covid-19 mới, nguy cơ sẽ tăng lên cho việt nam khi số lượng người nhập cảnh tăng lên.

Hàng chục thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo lừa như Thu*c chữa bệnh

Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế vừa phát đi thông tin cảnh báo đến cộng đồng nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ quảng cáo sai quy định của pháp luật, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Qua một đêm Việt Nam thêm hàng trăm người phải cách ly y tế

Thông tin cập nhật sáng 31/10 từ ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 cho biết, hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang cách ly là 14.713 người, tăng gần 500 người so với ngày hôm qua.

Quảng An - Thuận Phương - Lê Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/covid19-nong-tren-toan-cau-viet-nam-chuan-bi-kich-ban-ung-pho-trong-mua-dong-1744458.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY