Từ 17 giờ ngày 3.5, ubnd tp hà nội yêu cầu tạm dừng đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè đến khi có chỉ đạo mới. đối với nhà hàng, quán ăn phục vụ trong nhà yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, thực hiện giãn cách tối thiểu 1m giữa người với người hoặc có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về.
Theo ghi nhận của thanh niên, sáng 4.5, nhiều cửa hàng, quán xá ở hà nội đã thực hiện yêu cầu để đảm bảo phòng chống dịch. nhiều cửa hàng bán trong nhà đều dựng thêm vách ngăn trên mỗi bàn, có nước rửa tay sát khuẩn để phục vụ khách hàng.
Việc phải đóng cửa hoặc chuyển sang bán mang về khiến lượng khách giảm xuống nhiều. Dù ảnh hưởng đến việc kinh doanh và thu nhập nhưng hầu hết chủ quán đều chấp nhận để chủ động phòng dịch Covid-19.
Ông Khôi cho biết cả nhà trông chờ vào nguồn thu nhập từ xe nước mía
ẢNH: DƯƠNG LAN |
Dịch bệnh ảnh hưởng việc kinh doanh của người dân, lượng khách giảm khiến nhiều hàng quán gặp khó khăn
ẢNH: DƯƠNG LAN |
Sáng 4.5, ông Phùng Khôi (50 tuổi, chủ quán nước mía trên đường Kim Mã, Q.Ba Đình) thêm tấm bảng chỉ bán mang về treo trước cửa quán và không bày biện bàn ghế để đón khách như mọi ngày.
Suốt nhiều năm nay, nguồn thu nhập của gia đình ông khôi dựa vào quán nước trước ngõ nhưng dịch covid-19 diễn biến phức tạp khiến lượng khách giảm xuống khoảng 70%. để duy trì kinh doanh và với hi vọng mở bán “được đồng nào hay đồng nấy” ông khôi chấp nhận việc chỉ bán mang về, tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
“Bán cho khách tại chỗ sẽ đông hơn vì ngồi ở ngoài mát nhưng giờ dịch tôi chỉ bán mang về thôi thì sẽ chậm hơn nhiều. Sáng giờ mới bán được 4 cốc nước mía, nhà tôi chỉ bán nước, ngoài ra không làm thêm nghề gì cả. Nghe tin phải đóng cửa là tôi chuyển qua bán mang về, treo thêm bảng thông báo, không bày biện bàn ghế ra nữa. Nếu không bị cấm, khối văn phòng họ ra ngồi cũng khá nhưng vì dịch cũng đành chấp nhận. Cả nhà trông chờ vào quán nước này”, ông Khôi chia sẻ.
Hầu hết các quán vỉa hè đã chuyển sang bán mang về
ẢNH: DƯƠNG LAN |
Quán cà phê của bà Hà không bày biện bàn ghế, treo biển bán mang về
ẢNH: DƯƠNG LAN |
Ông khôi cũng cho biết, dịch covid-19 bùng phát trở lại nên tình hình kinh doanh của quán trở nên ế ẩm và không biết đến bao giờ mới có thể mở cửa trở lại. “đến tuổi này đi làm thuê người ta cũng không nhận, có mỗi bán hàng nước, thôi cứ được đồng nào hay đồng nấy. nếu mà giãn cách xã hội là chịu thua luôn, không biết đóng cửa đến bao giờ, còn phải kiếm tiền nuôi hai đứa con đang đi học nữa”, ông khôi trầm tư.
Cửa hàng bánh mì của anh Nguyễn Ký Toàn (27 tuổi, ở đường Nguyễn Thái Học, Q.Ba Đình) mới mở cách đây ít tháng nhưng giờ cũng phải chấp nhận chỉ bán mang về vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài việc bán mang về, anh Toàn cũng sắm nước sát khuẩn, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khách để đảm bảo an toàn.
Nước sát khuẩn được đặt trước cửa hàng để phục vụ khách khi có nhu cầu đến quán
ẢNH: DƯƠNG LAN |
|
Hầu hết các chủ quán đều chấp hành các biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn
ẢNH: DƯƠNG LAN |
Người dân ngồi ăn trong quán đã lắp vách ngăn phòng dịch
ẢNH: DƯƠNG LAN |
“Nhà tôi mới mở quán bánh mì này chưa được lâu, bây giờ mọi người hạn chế đi lại nên khách khứa ảnh hưởng nhiều. Bình thường quán bán được khoảng 60 - 70 cái nhưng bán mang về thế này chỉ được tầm khoảng 15 cái. Nếu dịch bệnh căng quá thì đành theo quy định của nhà nước, bán mang về chỉ là giải pháp tạm thời thôi”, anh Toàn cho biết.
Cùng chia sẻ với anh toàn, bà đỗ phương hà (63 tuổi, chủ một quán cà phê nhỏ) cho hay, từ khi dịch covid-19 quay trở lại, dù mở bán nhưng khách không còn được đông như bình thường.
“Khách ít dần vì tôi không bán trực tiếp nhưng đành phải chấp nhận, không còn cách nào khác. Đây cũng lần thứ tư hàng quán giãn cách vì dịch rồi nên đành phải quen”, bà Hà nói.