Xét nghiệm thường được chỉ định làm cấp cứu và được làm nhắc lại 3-4 lần trong vòng 4 - 24h ở các bệnh nhân có bệnh cảnh cơn đau ngực kéo dài.
Cần tránh gây tan máu do nồng độ cao của hemoglobin có thể làm xét nghiệm định lượng CPK không chính xác (do ức chế hoạt tính của CPK).
<10 U/L.
CPK BB < 1 %.
CPKMB <5%.
Creatin phosphokinase (CPK) là một enzym xúc tác phản ứng: Creatin + ATP <-> Creatin - phosphat + ADP. Vì vậy, CPK đóng vai trò chủ chốt trong cung cấp năng lượng cho các mô khác nhau trong cơ thể, đặc biệt ở mô cơ.
CPK là enzym được thấy chủ yếu ở cơ tim, cơ vân và với một hàm lượng ít hơn ở mô não. Tất cả các quá trình bệnh lý tác động tới các cơ quan kể trên đều có thể là nguyên nhân gây tăng hoạt độ CPK toàn phần.
Nhờ kỹ thuật điện di hay sắc kí (chromatographie) có thể tách biệt CPK thành 3 loại isoenzym khác biệt:
Trong điều kiện bình thường, huyết thanh người chứa chủ yếu CPK dưới dạng MM. CPK MB chiếm khoảng 5% CPK toàn phần và lượng CPK BB là không đáng kể.
Trong nhồi máu cơ tim, tăng CPK thường xảy ra trước khi tăng các transaminase và LDH. Hoạt độ CPK toàn phần điển hình sẽ tăng ngay từ giờ thứ 4, với mức đỉnh xảy ra giữa giờ thứ 18 - 24 sau khi bị nhồi máu. Hoạt độ CPK thường tăng cao trong khoảng 2 - 3 ngày và trở lại giá trị bình thường vào khoảng ngày thứ 4. Như vậy, CPK là một trong những enzym tim đầu tiên tăng lên sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp.
Hoạt độ CPK MB tăng lên song song với CPK toàn phần với giá trị thu được thể hiện ít nhất 10% CPK toàn phẩn (tỉ lệ % này thường đạt tới giá trị 20 - 30%).
Một điều được ghi nhận là giá trị của CPK tương ứng với mức độ rộng và mức độ nặng của nhồi máu. Hơn nữa, tăng lại hoạt độ CPK sau 4 ngày bị nhồi máu cơ tim cấp đặt nghi vấn bệnh nhân có thể có tình trạng nhồi máu tái phát.
Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm bao gồm: sau thông tim, các mũi tiêm bắp cho bệnh nhân, chấn thương đối với cơ, phẫu thuật gần đây và gắng sức kéo dài.
Các Thu*c có thể làm tàng hoạt độ CKP toàn phần là: amphotericin B, ampicillin, Thu*c chống đông, aspirin, clohbrat, cocain, dexamethason, ethanol, furosemid, lithium, morphin và một số Thu*c gây mê và tê.
Trong trường hợp nghi vấn có tổn thương mạch vành, định lượng CPK giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim và cho phép theo dõi tiến triển ổ nhồi máu.
Tinh trạng tăng CPK không thể giải thích được lý do, kết hợp với chứng đại hồng cầu và tăng cholesterol máu gợi ý tình trạng suy giáp.
Trong trường hợp tăng các transaminase và LDH, định lượng CPK giúp phân biệt một bệnh lý gan với bệnh lý cơ vân hay cơ tim.
Trái lại, trong trường hợp tăng CPK toàn phần, xác định các isoenzyme (MB, MM, BB) rất hữu ích do xét nghiệm cho phép phân biệt tăng CKP là do nguồn gốc tim với tăng CPK do nguồn, gốc cơ hay não.
Báo cáo của Hội nghị đồng đồng thuận điều trị ở người lớn lần thứ lll (Adult Treatment Panel III [ATP III] khuyến cáo cần kiểm tra hoạt độ CPK cơ sở (base-line CPK) trước khi bắt đầu tiến hành điều trị bằng statin cho bệnh nhân, do tình trạng tăng hoạt độ CPK không gây triệu chứng tương đốl hay gặp. Xác định hoạt độ CPK của bệnh nhân trước khi điều trị sẽ giúp hạn chế được sự quy kết không đúng khi xảy ra tìnhh trạng tăng hoạt độ CPK sau khi điều trị bằng statin và giúp xác định bệnh nhân có tình trạng tiêu sợi cơ vân hay không.
Nguồn: Internet.