Cây thuốc quanh ta hôm nay

Củ tam thất, thần dược cho người bị thiếu máu

Tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị Thu*c bổ dùng thay nhân sâm, nên còn có tên vàng không đổi, kim bất hoán.

Lâu nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau dùng tam thất để chữa bệnh, nhưng phần lớn chưa hiểu hết công dụng của nó. Thành phần hóa học của củ tam thất có các chất bổ như: acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố sắt, canxi và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin trong tam thất ít độc.

Theo Thạc sĩ Vũ Thị Tuyết Mai, Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa Bộ Y tế, thì cách sử dụng tam thất như sau:

Bạn nên chọn củ tam thất hình thoi, hoặc hình con quay, càng to càng tốt, thông thường, nhiều người mua tam thất về để nguyên củ, lau sơ qua rồi tán bột uống. Để bảo đảm hiệu quả chữa bệnh và an toàn, trước hết, rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 đến 60 độ C, tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo cho khô, hoặc tẩm tam thất với mỡ gà rồi sấy khô, như một số người đã làm. Muốn cho củ có mầu đen, thì vò củ giữa hai lòng bàn tay nhiều lần. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột. Dùng đến đâu, làm đến đó, vì để nguyên củ thì thời hạn sử dụng có thể đến hai năm, nếu thái lát hoặc tán bột, chỉ bảo quản được trong 6 đến 12 tháng, có thể lâu hơn, nếu ngâm bột với mật ong hoặc rượu.

Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống để, chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu. Bột tam thất rắc, làm cầm máu vết thương.

Dùng chín trong trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy. củ tam thất hấp cho mềm, thái mỏng hoặc sao khô tán bột, rồi hầm với thịt gà, thịt chim, ăn hằng ngày, liền trong vài tuần.

Ngoài ra, lá và rễ con cắt ra từ củ tam thất, cũng được dùng với tác dụng tương tự. Có thể nấu canh ăn, nấu cao hoặc hãm uống. Cao lá tam thất bôi ngoài, cũng cầm máu nhanh các vết đứt, vết thương.

Bạn có thể sử dụng tam thất ở các dạng đã được bào chế như: Nhân sâm tam thất, Tam thất mật ong, vân vân, theo sự chỉ dẫn riêng của các nhà sản xuất.

Nguồn Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cu-tam-that-tot-cho-nguoi-bi-thieu-mau-n121280.html)

Tin cùng nội dung

  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY