Phẫu thuật cứu sống bé sơ sinh chỉ nặng 800 gam bị thủng ruột
Ớn lạnh clip bé trai 2 tuổi rơi từ tầng 4 chung cư được người hùng cứu sống
TP.HCM: Cứu sống dân quân xã Phú Mỹ Hưng bắt cướp bị đâm thủng phổi, dạ dày
Bé trai 6 tuổi xin về nhà chờ ch*t đã bất ngờ được cứu sống
Chiều tối 24.8, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa cứu sống một bé trai sơ sinh 4 ngày tuổi mắc phải căn bệnh cường insulin bẩm sinh cực hiếm.
Qua điều tra bệnh sử, bé trai này phải sinh mổ, vì đa ối, thai to, cân nặng lúc sanh 4200 gram, đủ tháng. Tuy nhiên, sau khi sinh bé bú kém, lừ đừ, môi hồng nhạt, SpO2 86%, thở rên, co lõm ngực, co giật nên gia đình đã chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây bé được thở oxy, chống co giật, truyền Thu*c kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Xét nghiệm đường huyết nhanh ghi nhận kết quả rất thấp, chỉ 35mg% (bình thường từ 80 đến 120mg%).
BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, dù bé trai này được các bác sĩ tiêm tĩnh mạch glucose 10% 2ml/kg, sau đó truyền duy trì dung dịch đường có điện giải với tốc độ đường 10,3mg/kg/phút, nhưng bé vẫn biểu hiện hạ đường huyết.
Các bác sĩ đã làm thêm các xét nghiệm về hormone tuyến tụy, ghi nhận insulin trong máu trẻ tăng cao ngay cả đường huyết trẻ thấp, vì insulin chỉ tiết ra bởi tuyến tụy khi đường huyết trên 85mg%, và hầu như không tiết ra khi đường huyết dưới 50mg%.
Trẻ được thực hiện test glucagon – một hormone tác dụng ngược với insulin làm tăng đường huyết, thì ghi nhận trẻ đáp ứng đường huyết tăng trên 30mg% so với kết quả ban đầu. “Điều này chứng tỏ có tình trang tăng tiết insulin, tình trạng tích trữ glycogen trong gan cao bất thường, do insulin ngăn cản quá trình ly giải glycogen”, bác sĩ Tiến nói.
Trước tình hình đó, các bác sĩ tiến hành truyền tĩnh mạch dung dịch đường glucose, dinh dưỡng sữa công thức qua ống thông dạ dày, sử dụng Thu*c điều trị chuyên biệt để giảm tốc độ tiết insulin như: octreotide, diazoxide, acarbose… thì tình trạng đường huyết của bé có lúc cải thiện nhưng sau đó vẫn tiếp tục hạ thấp. Các bác sĩ hội chẩn và quyết định cắt bỏ trên 95% phần tụy.
"Đến chiều nay (24.8), sau 5 ngày phẫu thuật cắt tụy, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở, đường huyết dần trở lại bình thường, không cần truyền dung dịch đường nữa, tỉnh táo, bú khá. Trong thời gian điều trị trẻ được làm xét nghiệm đột biết gen ghi nhận bất thường đột biết gen ABCC8 phụ trách mã hóa protein vận chuyển – kênh Kali phụ thuộc ATP, làm rối loạn chức năng kênh này, dẫn đến tăng tiết insulin không kiểm soát được, gây hạ đường huyết kéo dài ở trẻ sơ sinh”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Theo bác sĩ Tiến đây là trường hợp cường insulin bẩm sinh hiếm gặp, gây ra hạ đường huyết kéo dài ở trẻ sơ sinh. “Các bác sĩ và phụ huynh cần lưu ý khi gặp một trẻ sơ sinh nặng cân trên 4kg biểu hiện lừ đừ, li bì, bú kém, suy hô hấp, co giật… nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để được thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán xác định, để có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời cứu sống trẻ”, bác sĩ Tiến khuyến cáo.