Cháu năm nay 15 tuổi, mỗi bữa ăn 2 bát cơm, nhưng vì sao cháu rất hay bị hạ đường huyết vào buổi chiều? Cháu cần làm gì để khắc phục?
Cháu năm nay 15 tuổi, mỗi bữa ăn 2 bát cơm, nhưng vì sao cháu rất hay bị hạ đường huyết vào buổi chiều? Cháu cần làm gì để khắc phục?
Vũ Thị Thúy (Vĩnh Phúc)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đường huyết bị hạ thấp. Nguyên nhân biết được gồm: bị lả do đói; người ốm nặng, lâu ngày không ăn được; mắc các bệnh ung thư, bệnh đường ruột, bệnh gan, bệnh nội tiết; Bệnh tuyến nội tiết: u tuyến tụy ở các đảo Langerhans, có một u (chiếm 80%) hay nhiều u, u lành tính hay ác tính, bài tiết ra insulin. Những bệnh nhân bị u tụy tạng có triệu chứng rất nặng, thường xảy ra cơn hôn mê, co giật. Bệnh nhân phải ăn luôn miệng nên bị chứng béo phì. Bệnh của một số tuyến nội tiết khác như giảm năng thùy trước tuyến yên, giảm năng tuyến thượng thận; Do tăng insulin đột ngột: ở người sau cắt dạ dày (hội chứng Dumping), sau gắng sức, sau cho con bú; Người đang điều trị bệnh tiểu đường, bị
hạ đường huyết xuất hiện 1-2 giờ sau khi tiêm insulin. Các trường hợp không biết được nguyên nhân (chiếm khoảng 70%), triệu chứng thường nhẹ. Trước hết, nếu hay bị
hạ đường huyết, cháu phải đi khám để loại trừ các nguyên nhân do bệnh khác kể trên. Nếu hay bị
hạ đường huyết vào buổi chiều, cháu nên xem lại năng lượng của bữa trưa có đủ hay không. Ở tuổi cháu, tuổi đang lớn, nhu cầu về các chất dinh dưỡng rất cao, nếu ăn không đủ chất, đến cuối giờ chiều, lượng đường trong máu giảm sẽ dẫn đến
hạ đường huyết. Những người hay bị
hạ đường huyết không rõ nguyên nhân cần chuẩn bị sẵn đường, bánh, kẹo, khi thấy đói thì ăn ngay.
BS.
Thanh Xuân