Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Cứu sống nhiều trẻ bệnh tay chân miệng nhờ phương pháp lọc máu

Những trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 4, trước đây tưởng sẽ Tu vong, nhưng khi cho lọc máu lại cứu sống được nhiều em.
Mỗi ngày BV Nhi Đồng 1 TPHCM có 60-80 ca bệnh tay chân miệng nhập viện, trong đó có nhiều ca nặng. Trao đổi về công tác điều trị bệnh này, BS trưởng khoa nhiễm - thần kinh BV Nhi Đồng 1 Trương Hữu Khanh cho biết:

- Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mà Bộ Y tế mới ban hành khá chi tiết, cụ thể, đưa ra được nhiều tình huống để chẩn đoán, do đó dễ dàng ứng dụng trong điều trị hơn phác đồ cũ. Phác đồ này cũng gần giống phác đồ mà BV Nhi Đồng 1 đã xây dựng trong mùa dịch năm nay.

* Đã có những ghi nhận tích cực nào trong công tác điều trị để giảm tỉ lệ Tu vong không, thưa bác sĩ?

- bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh làm cho cơ thể tiết ra các hóa chất trung gian trong máu bệnh nhân, tương tự sốt xuất huyết, ngộ độc... Chúng tôi đã thử áp dụng phương pháp lọc máu cho bệnh tay chân miệng và thấy bệnh nhân hồi phục. Những trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 4, trước đây tưởng sẽ Tu vong, nhưng khi cho lọc máu lại cứu sống được nhiều em. Bước đầu chỉ có thể nói phương pháp lọc máu giúp chúng ta có thêm một bước điều trị cho bệnh nhân tay chân miệng cấp độ 4. Muốn chứng minh cho thế giới nhìn nhận thì phải có một nghiên cứu hẳn hoi.

* Bác sĩ có thể cho biết tại sao đa số ca Tu vong vì bệnh tay chân miệng thời gian qua thường chuyển biến từ dấu hiệu ban đầu sang Tu vong rất nhanh?

- Cấp độ 4 là cấp độ Tu vong cao. Ở cấp độ này, virut tấn công vào thân não và kích hoạt hệ thống tăng tiết catecholamine gây Tu vong rất nhanh. Khi đã mắc virut tay chân miệng thì việc bệnh chuyển biến nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc sức đề kháng của cơ thể từng đứa trẻ và độc lực của từng chủng virut, ngay cả cùng chủng virut cũng có “con” mạnh, “con” yếu khác nhau.

* Bác sĩ đánh giá thế nào về tình hình bệnh tay chân miệng hiện nay?

- Tôi e đến tháng 9 sẽ tăng lên lại vì đây là chu kỳ của bệnh này hằng năm. Bệnh viện chỉ điều trị, vấn đề còn lại vẫn là phải tiếp tục lo phòng chống dịch.

Hiện bệnh này chưa được đưa vào chương trình quốc gia như sốt xuất huyết, uốn ván, sốt rét… do đó chưa được giám sát nhiều năm, liên tục và đồng bộ.

Sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng gấp 2-3 lần

* 40 ca mắc bệnh sốt rét

Trong bảy tháng đầu năm 2011 tại TPHCM đã xảy ra 5.965 ca mắc sốt xuất huyết, với hai ca Tu vong. So với cùng kỳ năm trước (2.949 ca mắc, không có Tu vong), số mắc đã tăng gấp hai lần. Không những tăng về số ca mà số phường, xã có ca bệnh trong tháng 7 cũng tăng 12,4% so với tháng 6. Cùng thời điểm nói trên, tại TP cũng đã có 6.646 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng với 22 ca Tu vong. Số mắc bệnh tay chân miệng tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước. BS Nguyễn Đắc Thọ - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM - cho biết như vậy tại cuộc họp giao ban y tế quận, huyện sáng 10/8. Theo BS Thọ, thời gian tới là giai đoạn đỉnh của hai dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng nên số ca mắc có thể còn gia tăng nếu các quận, huyện không tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phòng chống dịch tay chân miệng. Cũng theo BS Thọ, sau 20 năm vắng bóng, bệnh sốt rét đã quay lại TP ở ba ấp thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè trong phạm vi nhỏ với 40 ca mắc bệnh.

Theo Quốc Ngọc, L.TH.H. - Tuổi Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cuu-song-nhieu-tre-benh-tay-chan-mieng-nho-phuong-phap-loc-mau-9920.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY