Liên quan đến dự thảo nghị quyết xây dựng nhà ở thương mại giá thấp đang rất được quan tâm, bên lề hội thảo do bộ xây dựng tổ chức sáng nay, báo congluan.vn có cơ hội ghi nhận lại ý kiến của ông vũ văn phấn - cục phó cục quản lý thị trường bất động sản (bộ xây dựng).
Theo ông phấn, do nhu cầu thực tế, thời gian vừa qua bộ xây dựng đã đánh giá thị trường, điều tra khảo sát nhu cầu người dân. bộ nhận thấy, hiện nay cung – cầu nhà ở trên thị trường bất động sản đang có nhiều bất cập.
Thực tế này được phản ánh qua hiện trạng, nhà ở cao cấp phục vụ một số nhỏ đối tượng thì cung vượt quá cầu. còn phân khúc nhà ở giá rẻ diện tích dưới 70m2, giá dưới 20 triệu đồng/m2 phục vụ đại đa số người dân thì lại rất hạn chế, chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu người dân. trong khi đó, nhu cầu về nhà ở giá thấp liên tục tăng cao bởi xu hướng tách hộ gia đình trẻ đang xảy ra mạnh mẽ.
Đặc biệt, hiện nay ở giai đoạn khi thị trường bất động sản vừa bị ảnh hưởng bởi Covid-19, càng cho thấy sự cần thiết phải phát triển phân khúc nhà ở giá thấp.
Ông phấn chia sẻ, kinh nghiệm của các nước cho thấy, khi thị trường bất động sản khó khăn thì người thu nhập thấp sẽ là đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất, trong đó phân khúc nhà ở xã hội là lĩnh vực được quan tâm đầu tư.
Chính vì vậy, chính phủ giao bộ xây dựng nghiên cứu và hơn 10 ngày qua, bộ xây dựng đang tập trung cao độ để triển khai xây dựng dự thảo, dự kiến cuối quý quý iii/2020 sẽ trình chính phủ.
Tuy nhiên, để dự thảo nghị quyết xây dựng nhà ở thương mại giá thấp đảm bảo tính khả thì giải pháp cũng đóng góp vai trò song song.
Đề cập đến giải pháp, ông vũ văn phấn - cục phó cục quản lý thị trường bđs (bộ xây dựng) khẳng định, dự thảo sẽ có chính sách khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2).
Bộ xây dựng hiện đang nghiên cứu, hoàn thiện trình chính phủ ban hành nghị quyết về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp với một số giải pháp dự kiến như sau:
Về quy hoạch: khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phải bố trí tỷ lệ quỹ đất ở để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp (dự kiến tối thiểu 30% tổng diện tích đất ở trong dự án).
Được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án; trường hợp chủ đầu tư dự án đã có quyền sử dụng đất (đã trả tiền sử dụng đất theo quy định) thì sẽ được hoàn trả 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại địa phương sau khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, thẩm định.
Ngoài ra, được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng (02 năm) kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Về thủ tục đầu tư xây dựng được miễn thủ tục thẩm định bước thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn khác ngoài ngân sách).
Trường hợp dự án đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng được thông qua).
Về cơ chế huy động vốn, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại giá thấp được huy động vốn từ các nguồn hợp pháp theo quy định tại điều 69 luật nhà ở 2014 bao gồm: vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư; vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tiền mua, tiền cho thuê, tiền thuê nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại việt nam.
Ngoài ra, chủ đầu tư được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. cùng với đó, bộ xây dựng cũng đề xuất cho chính phủ xem xét cho những doanh nghiệp phát triển nhà ở giá thấp được ưu đãi về vốn, lãi suất khoảng 7-8%, đây là mức lãi suất cao hơn một chút so với ưu đãi lãi suất nhà ở xã hội 5% nhưng vẫn thấp hơn nhiều lãi suất vay đầu tư bất động sản trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, bộ xây dựng cũng đề xuất chính phủ ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở giá thấp nhưng sẽ không khống chế lợi nhuận của chủ đầu tư, nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
Trước thực trạng ghi nhận là hiện tại, ở Hà Nội có nhiều dự án có giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng vẫn ế, ông Phấn cũng thừa nhận, tình trạng này có và đang diễn ra tại Hà Nội, nhiều dự án trước đây doanh nghiệp xây dựng theo phong trào, xây tại những khu vực xa trung tâm nhưng không có hạ tầng dịch vụ kèm theo. Vì vậy, tình trạng "ế hàng" là điều dễ hiểu.
Theo ông, đó chính là lý do khi làm nhà ở giá thấp doanh nghiệp phải tính toán, giá thấp nhưng giao thông, kết nối phải thuận tiện, hạ tầng phải đầy đủ để thu hút người dân về ở.
Về phương án tạo nguồn cung cho nhà ở giá thấp tại khu vực trung tâm, lãnh đạo bộ xây dựng cho biết, hiện nay chúng ta đang quy định, dự án bđs phải dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội. tới đây, để tạo quỹ đất cho doanh nghiệp phát triển nhà ở giá rẻ chúng tôi đang kiến nghị dự án phải dành thêm 30% quỹ đất cho nhà ở giá rẻ. như vậy, tổng quỹ đất cho nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hôi tại mỗi dự án lên đến 50%.
Như vậy, kịch bản cho mọi tình huống đã phần nào được bộ xây dựng phác thảo. tuy nhiên, vấn đề trăn trở lớn nhất mà ông phấn đề cập là công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án của các doanh nghiệp vẫn là bài toán không dễ có lời giải.
Chính vì vậy, Bộ Xây mạnh dạn kiến nghị Chính phủ có cơ chế giải phóng mặt bằng sẵn cho doanh nghiệp, rút ngắn thủ tục, chỉ định thầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai nhanh các dự án nhà ở giá thấp.
Chủ đề liên quan:
bộ xây dựng Đại đa số giá rẻ mua nhà người dân nhà ở thương mại nhà ở xã hội số người