Ngày 19/1, những người đứng đầu ủy ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó đại dịch (ippr) đã đệ trình báo cáo lên who. họ nhấn mạnh tổ chức y tế liên hợp quốc đáng lẽ nên quyết đoán và hành động nhanh chóng hơn ngay khi đại dịch vừa khởi phát để ngăn chặn thảm họa. các chuyên gia cho rằng sự chậm trễ và thất bại phần lớn đến từ vị thế yếu kém của who, đồng thời nhận định cơ quan nên được bổ sung thêm kinh phí và tiến hành cải tổ.
Cựu tổng thống liberia ellen johnson sirleaf, đồng chủ tịch ippr, cho biết: "thế giới đang phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào một who hoạt động hiệu quả".
Song những quốc gia tin cậy who trong vai trò lãnh đạo đã trở nên yếu thế, thiếu thốn nguồn lực để thực hiện mục tiêu mong đợi, theo bà sirleaf. covid-19 được phát hiện lần đầu tại vũ hán cuối năm 2019, sau đó lây lan ra ngoài biên giới trung quốc, tàn phá toàn cầu, khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng và nền kinh tế khủng hoảng.
Trụ sở chính của who tại thành phố geneva, thụy sĩ. ảnh: shutterstock
Từ đầu dịch, nhiều người chỉ trích who vì chậm tuyên bố căn bệnh là đại dịch, không thừa nhận virus lây lan trong không khí và coi nhẹ tác dụng của khẩu trang. tổ chức cũng bị cáo buộc đã thiên vị trung quốc, không thúc ép nước này cung cấp thông tin chính xác về các ca nhiễm ban đầu. phải mất hơn một năm, who mới đưa được phái đoàn chuyên gia vào vũ hán để tìm hiểu nguồn gốc virus.
Song trong báo cáo, sirleaf cũng nhấn mạnh: "điểm mấu chốt là who không có quyền lực pháp lý để điều tra hay ra lệnh cho một quốc gia. khi đứng trước mối đe dọa tiềm ẩn là mầm bệnh mới, tất cả những gì tổ chức có thể làm là yêu cầu và hy vọng sẽ được mời tham gia".
Theo helen clark, cựu thủ tướng new zealand, who có nguồn tài trợ thấp và phụ thuộc quá nhiều vào các khoản đóng góp tự nguyện không ổn định. một số quốc gia có thể đột ngột ngừng hỗ trợ cho tổ chức, như mỹ đã làm vào năm ngoái. nước này từng là nguồn tiền lớn nhất của who.
Ippr nhận định tổ chức cần cải tổ hệ thống cảnh báo quốc tế về các trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng. họ phàn nàn phải mất tới cả tháng sau đại dịch, who mới ban bố tình trạng khẩn cấp (pheic). nhiều quốc gia vì vậy đã không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của tình hình.