Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

NAM HỌC - MỘT NGÀNH Y HỌC NON TRẺ

Nam học là một chuyên ngành liên quan đến sức khỏe sinh sản của nam giới
nam học">nam học”, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, đó là một chuyên ngành liên quan đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Đây là một ngành y học non trẻ ở nước ta nên còn nhiều tranh luận từ thuật ngữ cho đến nhận thức của cộng đồng và của chính các bác sĩ nam học">nam học. Song những thành tựu mà các thầy Thu*c nam học">nam học tạo dựng nên thật đáng tự hào.

Tại Việt Nam, tuy ngành “nam học” mới được biết đến trong những năm gần đây nhưng các bệnh lý liên quan đến nam giới cũng đã được một số bác sĩ quan tâm nghiên cứu khám và điều trị từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước. Người ta thấy rằng vào thời đó ở một số bệnh viện như Chợ Rẫy, Bình Dân, Việt Đức... luôn luôn có những nhóm bệnh nhân “đặc biệt”, họ âm thầm lén lút đến khám vì các căn bệnh “khó nói” như bất lực, liệt dương, yếu S*nh l* .......Những tên tuổi của thầy Thu*c đã gắn bó với họ phải kể đến là Giáo sư Ngô Gia Hy, Giáo sư Nguyễn Bửu Triều, Bác sỹ Nguyễn Văn Hiệp, Bác sỹ Trần Bồng Sơn, Bác sỹ Nguyễn Quang Cừ, Bác sỹ Thân Văn Dung, Bác sỹ Nguyễn Thành Như... (..và còn rất nhiều những người Thầy, những người anh và các đồng nghiệp khác mà tôi chưa có dịp kể ra đây do hạn chế về thời gian và tầm nhận thức). Trên cơ sở những viên gạch đó, Giáo sư- Tiến sỹ Trần Quán Anh đã dầy công gom nhặt tạo nên nền móng vững chắc cho ngành nam học Việt Nam. Đến năm 2006, Bộ Y Tế ra quyết định thành lập Trung tâm nam học- Bệnh viện Việt Đức. Quyết định này là một sự xác lập chính thức cho một chuyên ngành mới, chuyên ngành “nam học” đã ra đời ở Việt Nam và Giáo sư Trần Quán Anh xứng đánh với danh hiệu người đặt nền móng cho ngành khoa học non trẻ này.

nam học” hay “Nam khoa”?

Về mặt văn bản pháp qui, chuyên ngành mới được gọi là ngành “nam học” nhưng trong thực tế vẫn thấy tồn tại hai thuật ngữ song hành là “nam học” và “Nam khoa”. Sự tồn tại hai thuật ngữ song song nhiều khi đã dẫn đến các cuộc tranh luận giữa những người ưa sử dụng chúng.

Một cách khách quan chúng ta có thể nhận thấy, so với thuật ngữ “Nam khoa” thì thuật ngữ “nam học” mang tính chất khái quát hơn và học thuật hơn. “nam học” được hiểu như một chuyên ngành bao gồm các hoạt động lý thuyết (nghiên cứu) và các hoạt động thực hành (chẩn đoán và điều trị), còn “Nam khoa” sẽ thiên nhiều về mặt thực hành. Hơn nữa, “nam học” sẽ gần sát nghĩa với từ gốc là “Andrology” hơn, trong đó “Andro” nghĩa là “nam”, còn “logy” là một ngành khoa học, nên “Andrology” có nghĩa là một ngành khoa học về nam giới. Đây là cách tư duy dịch thuật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc trong Y học ví dụ: Biology, Nephrology, Neurology..., những từ này đều được dịch ra là “Sinh học”, “Thận học”, “Thần kinh học” chứ người ta không dịch là “Sinh khoa”, “Thận khoa”, hay “Thần kinh khoa”.

nam học, T*nh d*c học và các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c

Nhiệm vụ của các bác sĩ nam học là nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu Sinh d*c và sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết mọi người đều cho rằng bác sĩ nam khoa là bác sĩ T*nh d*c chuyên chữa trị “chuyện ấy”. Nhận thức sai lầm này một phần do ngộ nhận từ phía cộng đồng, nhưng cũng một phần do chính những người làm trong ngành tạo nên. Một số người nhạy bén đã chạy đua theo những vấn đề “hot” của xã hội, trong đó có vấn đề T*nh d*c, nên họ đã tự nhận mình là nhà T*nh d*c học “để câu khách” mặc dù chưa một ngày nào được đào tạo về T*nh d*c.

Thực tế, nam học không phải là T*nh d*c học, mặc dù việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn hoạt động T*nh d*c ở nam giới như rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, rối loạn ham muốn.... là một trong các nhiệm vụ quan trọng của bác sĩ nam học. Bên cạnh nhiệm vụ này, các bác sĩ nam học còn đảm đương các việc chẩn đoán và điều trị các bệnh đường tiểu dưới, đường dẫn tinh, D**ng v*t, tinh hoàn, suy Sinh d*c, mãn dục nam, vô sinh nam giới, .........bằng các biện pháp điều trị gồm cả nội khoa (dùng Thu*c), ngoại khoa (phẫu thuật) và tâm lý. Trong khi đó, các bác sĩ về T*nh d*c lại có nhiệm vụ chuyên sâu nghiên cứu và điều trị các rối loạn hoạt động T*nh d*c ở cả nam giới và nữ giới bằng tâm lý liệu pháp hay bằng biện pháp nội khoa.

Với vai trò là người chuyên điều trị các bệnh lý đường tiểu dưới cho nam giới, đối với các bác sĩ nam học, các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các viêm nhiễm ở bộ phận Sinh d*c là một vấn đề lớn. Kể từ khi chuyên ngành được ra đời, số lượng bệnh nhân nam mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu dưới, trong đó có cả các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, tìm đến gặp các bác sĩ nam học ngày càng nhiều.

Nếu như trước đây các bác sĩ Tiết niệu chỉ tiếp nhận điều trị các viêm nhiễm đường tiểu dưới do các vi khuẩn không đặc hiệu (những vi khuẩn thông thường) còn các trường hợp do các vi khuẩn đặc hiệu (lậu cầu, chlamydia, herpes, giang mai...) sẽ được chuyển cho các bác sĩ Da liễu, thì ngày nay họ đang dần dần nhận trách nhiệm này về phần mình vì hơn ai hết chính họ đã nhận ra rằng họ là những người có hiểu biết tường tận về cấu tạo giải phẫu, S*nh l* chức năng của đường Sinh d*c nam giới. Vì vậy việc thể hiện vai trò trong việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c cũng là điều hợp lý

Mặc dù ra đời chậm hơn thế giới khoảng 50 năm nhưng ngành nam học ở Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập được với ngành nam học thế giới nhờ vào sự năng động và nhiệt huyết xây dựng của đội ngũ bác sĩ nam học. Từ việc chẩn đoán cho đến việc đưa ra các phác đồ điều trị bệnh đều dựa theo các thuật toán được các Hội chuyên ngành có uy tín trên thế giới đã khuyến cáo. Nếu như trước đây, việc chẩn đoán vô sinh nam giới chỉ dựa vào xét nghiệm tinh dịch đồ làm theo phương pháp thủ công thì trong vài năm gần đây tại các phòng xét nghiệm lớn như phòng xét nghiệm nam học- Bộ môn Di truyền Trường Đại học Y Hà Nội đã áp dụng hệ thống máy phân tích tinh dịch đồ có sự hỗ trợ của vi tính (CASA). Với hệ thống này nhiều thông số về tinh trùng được phản ánh một cách chính xác và khách quan hơn. Các xét nghiệm chức năng tinh trùng cũng đã được triển khai, góp phần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vô sinh nam giới. Mối liên quan giữa sự toàn vẹn ADN của tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới đã được xác định. Vì vậy, các xét nghiệm đánh giá sự phân mảnh ADN của tinh trùng có một ý nghĩa lớn trong thực hành lâm sàng. Các xét nghiệm này giúp phát hiện và sàng lọc những nam giới có tinh trùng bị phân mảnh do phơi nhiễm với nghề nghiệp, yếu tố môi trường và tuổi tác. Đồng thời nó giúp dự đoán trước kết quả thụ tinh của trứng với tinh trùng và tỉ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Các phương pháp xác định đột biến mất đoạn tại vùng AZF của nhiễm sắc thể Y đã được tiến hành, giúp xác định nguyên nhân của các trường hợp không có tinh trùng, hoặc tinh trùng ít và giúp sàng lọc trước khi quyết định tiến hành các biện pháp PESA, TESA hay MESA lấy tinh trùng để làm hỗ trợ sinh sản- tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Ngoài ra, nhiều đột biến gen khác cũng được xác định ví dụ như các gen đột biến CF gây bất sản ống dẫn tinh hai bên. Bên cạnh đó, các xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng không những cho phép xác định sự có mặt của kháng thể đơn thuần mà còn xác định cụ thể các tuýp kháng thể đặc hiệu gây vô sinh trong huyết thanh nam giới cũng như trong đường Sinh d*c của người phụ nữ. Điều này giúp cho lựa chọn được các phương pháp hỗ trợ sinh sản hợp lý.

Cùng với sự phát triển của các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác được bản chất và nguyên nhân của bệnh, sự phát triển của các phương tiện và kỹ thuật mổ cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc điều trị thành công nhiều ca bệnh khó. Các phẫu thuật kinh điển dần dần được thay thế bằng các kỹ thuật chuyên sâu như vi phẫu thuật, phẫu thuật tạo hình và nội soi đường dẫn tinh. Vi phẫu thuật là một loại phẫu thuật không thể thiếu được trong nam học. Với sự trợ giúp của những thế hệ kính vi phẫu thuật hiện đại, MESA trữ đông tinh trùng và nối ống dẫn tinh vào mào tinh hoàn, nhằm lập lại lưu thông tinh trùng từ tinh hoàn ra ngoài đã được tiến hành thường qui tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phẫu thuật này giúp điều trị thành công nhiều cặp vô sinh tưởng chừng như y học đành bó tay, mang lại hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh do tắc. Các vi phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh để điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh đã mang lại hiệu quả cao trong việc làm cải thiện cả số lượng và chất lượng tinh trùng và cải thiện đáng kể tỉ lệ có thai. Cũng nhờ kính vi phẫu mà nhiều D**ng v*t bị cắt cụt đã được nối lại thành công, khôi phục hoàn toàn cả chức năng và giải phẫu.

ThS. BS. Nguyễn Hoài Bắc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nam-hoc-mot-nganh-y-hoc-non-tre-12736.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY