Thầy giáo henrikus suroto mở lớp học tại nhà một học sinh vào ngày 20-5-2020, sau khi trường học đóng cửa vì đại dịch covid-19 - ảnh: afp
Chẳng ai buộc tôi phải làm như vậy. Có gì đó trong tôi thôi thúc tôi phải làm điều này. Tôi cũng cảm thấy có lỗi khi vi phạm yêu cầu dạy học trực tuyến, nhưng thực tế không dễ để áp dụng việc dạy trực tuyến tại đây.
Bất chấp nguy cơ bị nhiễm bệnh và lệnh cấm của chính phủ, một số giáo viên vẫn quyết định đến những ngôi làng nghèo ở vùng sâu vùng xa, không thể học trực tuyến vì không có Internet, để gõ cửa từng nhà và dạy cho các em học sinh.
Thầy henrikus suroto, 57 tuổi, hứa với lòng rằng học sinh của ông sẽ không bị tước mất quyền học hành trong bối cảnh dịch bệnh buộc các trường học ở làng hẻo lánh kenalan ở indonesia phải đóng cửa, theo hãng tin afp ngày 12-6.
Với quyết tâm trên, thầy Suroto không ngại vượt qua những con đường núi với vách đá dựng đứng để đến cộng đồng làm nông nghèo khó ở Trung Java, nơi mà việc học trực tuyến là bất khả thi vì không có Internet. "Giải pháp duy nhất là tiếp cận các học sinh với phương pháp giảng dạy tận nhà" - thầy Suroto nói.
Thầy suroto nằm trong một nhóm nhỏ các giáo viên đã bất chấp địa hình hiểm trở, thời tiết xấu cũng như rủi ro nhiễm virus corona để tiếp cận và dạy học cho các học sinh ở nhà trên khắp indonesia. thầy suroto và các giáo viên indonesia khác cho biết họ đeo khẩu trang khi giảng dạy nhưng vẫn luôn nơm nớp lo sợ đổ bệnh hoặc lây bệnh cho học sinh.
Avan Fathurrahman, một giáo viên tiểu học tại đảo Madura ở Đông Java, đã đến nhà 11 học sinh một ngày để dạy học dù thừa nhận rất sợ bị lây nhiễm virus. "Lời kêu gọi giảng dạy đã lấn át đi nỗi sợ của tôi. Tôi thấy không thoải mái khi ở nhà, trong khi biết rằng các học sinh của tôi có thể không học hành đến nơi đến chốn" - thầy Fathurrahman nói.
Bên cạnh lời kêu gọi về dạy và học trực tuyến của chính phủ, một kênh truyền hình thuộc sở hữu nhà nước của indonesia cũng có phát sóng các chương trình giáo dục dành cho học sinh.
Dù vậy, Bộ trưởng Giáo dục Nadiem Makarim thừa nhận thách thức trong việc dạy học ở vùng sâu vùng xa. Thậm chí, ông Makarim còn sốc khi biết rằng nhiều người ở nông thôn không thể tiếp cận Internet. "Chúng tôi phải dựa vào những đôi chân trên đường - những giáo viên thực sự đã tự thân vận động để dạy học tận nhà" - ông Makarim cho biết.
Đại dịch COVID-19 đã phơi bày những thách thức to lớn trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng học tập nghèo nàn của Indonesia, một trong những ưu tiên của Tổng thống Joko Widodo.
"Indonesia vẫn chưa sẵn sàng để dạy học trực tuyến. Ngay cả khi có thể tổ chức giảng dạy trực tuyến thì chi phí cũng là quá cao ở khu vực nông thôn" - Christina Kristiyani, chuyên gia giáo dục tại ĐH Sanata Dharma, nói.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh ở nông thôn chỉ có thể nhắc nhở nhưng không thể kèm cặp hay thay thầy cô dạy cho các con. "Tôi chỉ có thể nhắc nhở chúng học nhưng không thể giúp như một người thầy được. Chúng tôi cũng không đủ tiền để lắp Internet" - bà mẹ Orlin Giri tại tỉnh Đông Nusa Tenggara, một trong những khu vực nghèo nhất Indonesia, chia sẻ.
Cô giáo Fina, dạy học trên đảo Borneo, thừa nhận hoàn cảnh của bà Giri là tình cảnh chung của rất nhiều bậc phụ huynh trên toàn quốc. "Nhiều phụ huynh chỉ tốt nghiệp tiểu học hoặc trung học cơ sở hoặc thậm chí không đi học. Gửi con đến trường đã là một nỗ lực phi thường của họ" - Fina nói.
Giáo viên Yunedi Sepdiana Sine cũng có cùng cảm giác đó và cho biết cô sẽ tiếp tục đáp lại lời kêu gọi để đến nhà dạy cho khoảng 50 trẻ một tuần. "Học sinh thật sự nhớ giáo viên của chúng nên tôi cảm thấy mình được cần đến. Điều đó khiến tôi rất vui" - cô giáo Sine cho biết.
Tto - tại hội nghị trực tuyến của đại hội đồng y tế thế giới (wha) diễn ra tuần này, 122 quốc gia tham dự đã ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về đại dịch covid-19. vậy đây là những quốc gia nào?