Tâm linh hôm nay

Đại lễ Vu Lan tại chùa Trúc Lâm Kharkov, Ucraina

Vào ngày 9/8/2019 (tức ngày 9/7/Kỷ Hợi) đã diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Trúc lâm, Kharkov, Ucraina. Đại lễ được diễn ra với ý nghĩa nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Phật tử và bà con cộng đồng có bà Phạm Bích Lợi – Phu nhân Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn, bà Kiều Hà Liên – Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina, một số cán bộ sứ quán và thành viên gia đình. Cùng hiện diện trong Đại lễ còn có đông đủ các vị lãnh đạo các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng người Việt Nam tại Kharkov, nhiều Phật tử từ Kiev, Odessa và những địa phương khác của Ucraina.

Bà Kiều Hà Liên – Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina, thay mặt đoàn cán bộ Đại sứ quán, trong bài phát biểu của mình đã nhấn mạnh: Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu không chỉ đơn thuần là lễ hội tôn giáo, mà còn là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, cũng như tổ tiên, nhớ tới công ơn to lớn của những người mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng dân tộc có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bà Hà Kiều Liên cho rằng, việc có một ngôi chùa khang trang như chùa Trúc Lâm Kharkov là điều hết sức may mắn cho cộng đồng người Việt Nam tại Ucraina. Vì ngôi chùa là nơi để những người con sống xa Tổ quốc đi về, để gặp gỡ, chia sẻ và tự răn mình sống sao cho vui đời và đẹp đạo – đạo làm con đối với cha mẹ, tổ tiên, với đất nước, đạo làm người với xã hội và bằng hữu xung quanh.

Bà cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina đánh giá cao công đức của Tập đoàn Vingroup, Tổng công ty Sun Group, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov, Chư Tăng Phật tử và bà con cộng đồng đã xây dựng và chung tay gìn giữ, tu bổ ngôi chùa, góp phần bảo tồn và truyền bá những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam như lòng hiếu thảo, nhân ái, lòng yêu nước, tính cộng đồng cho các thế hệ con cháu người Việt sinh ra và lớn lên trên đất nước Ucraina.

Cũng tại Đại lễ, Đại đức Thích Quang Điền – Đương nhiệm chùa Trúc Lâm Kharkov đã có bài thuyết giảng về nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan, về đức hiếu hạnh của người Phật tử và truyền thống Đạo Hiếu của người Việt Nam, cũng như về bổn phận của con cái đối với cha mẹ và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.

Chương trình Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2563 – Dương lịch 2019 được tổ chức trong không khí trang nghiêm, thành kính, xúc động, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc nói về tình yêu thương cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ đã làm rơi những giọt nước mắt, những tiếng nấc khe khẽ, nghẹn ngào của những người cha, người mẹ, người con khi được cài bông hồng lên ngực và nghe những lời ca, những câu thơ, những lời tâm sự…

“Nguyện cho tất cả những người con biết suốt đời yêu thương và trân quý tình cảm cao cả và thiêng liêng của Cha Mẹ!” - Lời kết thúc bài phát biểu của bà Kiều Hà Liên cùng những cảm xúc từ chương trình Đại lễ Vu Lan 2019 hẳn sẽ được lưu lại trong tâm trí mỗi người.

Buổi sáng cùng ngày, Đại đức Thích Quang Điền đã cử hành lễ Cúng Ngọ, cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và tuyên sớ cầu siêu, cầu an cho bà con cộng đồng.

Theo thông lệ dịp Vu Lan Báo Hiếu, nhà chùa cũng đã tổ chức đãi tiệc chay tất cả Phật tử và khách thập phương về chùa dự lễ.

Mai Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/dai-le-vu-lan-tai-chua-truc-lam-kharkov-ucraina-d36284.html)

Tin cùng nội dung

  • Tìm được mẹ, ngài không thổ lộ hết mọi thứ để nhận mẹ mà lại khéo léo sắp xếp để mẹ con vẫn được gần nhau mà lại còn hướng được cho mẹ tu hành để tiêu trừ ba nghiệp và làm nhân tốt để khi ch*t được vãng sanh cõi cực lạc.
  • Vào ngày rằm tháng 7, cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, nhiều ngôi chùa ở Hà Nội từ sáng sớm đã đón hàng nghìn gia đình đến làm lễ cầu an. Trong khi đó, ở TP HCM, người dân cũng đổ về các ngôi chùa để thả hoa đăng cầu chúc cho cha mẹ nhiều sức khỏe.
  • (MangYTe) Theo quan niệm của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Vậy tại sao lại có cách gọi này? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm về quá khứ để có được câu trả lời nhé.
  • (MangYTe) Năm nay, không phải ai cũng để ý Lễ Vu Lan 2018 là ngày nào theo lịch Dương và có những hoạt động gì trong ngày đó để họ có thể thể hiện lòng hiếu thảo của mình.
  • (MangYTe) Trong cuộc đời này, bất kể là từng yêu ai hay từng được ai yêu cũng không thể có thứ tình cảm nào lớn lao, mạnh mẽ và sâu sắc như tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Tấm lòng ấy con cái hiểu rõ và để đáp lại 12 chòm sao hiếu thảo cũng có những hành động cực kì dễ thương dành cho đấng sinh thành của mình đấy. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, hãy cũng xem qua nhé!
  • Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.
  • Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh.
  • Phật dạy: Tột cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu./Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu. Ngày lễ Vu Lan, hãy cùng đọc những lời phật dạy về đạo hiếu để suy ngẫm.
  • Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
  • Người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Nhưng cúng cô hồn vào giờ nào hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY