Kinh tế xã hội hôm nay

Dạt dào sóng nước Sê Pôn

Từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo chừng 85km. Dòng sông Sê Pôn, từ đầu nguồn dãy núi phía Tây Trường Sơn...

Từ thành phố đông hà lên cửa khẩu lao bảo chừng 85km. dòng sông sê pôn, từ đầu nguồn dãy núi phía tây trường sơn, chảy qua 8 xã biên giới việt nam, thuộc huyện hướng hóa, tạo thành đôi bờ sông lào - việt dài gần 30km. sau đó con sông quay trở lại lào, rồi hòa vào sông mẹ mê kông. xưa nơi đây là chốn rừng thiêng nước độc. dấu tích còn đó là nhà tù lao bảo, một thời được coi là địa ngục trần gian...

Lọt vào chốn “Nhà đày”

Vượt qua khu nhà tưởng niệm, đang xây dựng ngổn ngang gạch cát, chúng tôi lọt vào khu chính của “nhà đày” lao bảo, chính là di tích nhà tù với bao chứng tích đổ vỡ hoang tàn. nhà tù được thực dân pháp khởi công xây dựng năm 1908, rộng chừng 10ha. thực ra từ thời nhà nguyễn, nơi đây là một đồn trấn thủ ở biên thùy, trấn giữ một phần bờ cõi phía tây của nước ta. nhưng đồng thời nó cũng là nơi đầy ải những tội phạm triều đình. một đi không trở lại. đến năm 1930, thực dân pháp tiếp tục xây dựng quy mô hơn, biến thành nhà tù để giam giữ các chiến sĩ cộng sản. chỉ tính tới đầu năm 1945, đã có hàng ngàn tù nhân bị thực dân pháp giam giữ tại đây, trong đó có trên 350 tù nhân chính trị bị lưu đầy, nhiều đảng viên cộng sản đã hy sinh anh dũng trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù. nhiều nhà lãnh đạo cách mạng đã từng bị đầy ải ở nhà tù này như: lê thế tiết, trần hữu dực, trần hoành, lê thế hiếu, tố hữu, nguyễn chí thanh...

Ngoài những chứng tích còn sót lại như các gian giam giữ phạm nhân, hay những dụng cụ tra tấn của thực dân pháp, chúng tôi còn được người hướng dẫn viên đưa tới khu tượng đài thể hiện khí phách các chiến sĩ cộng sản đã chiến đấu chống lại kẻ thù trong những năm tháng bị đầy ải. hình tượng tù nhân bị gông cùm xiềng xích nhưng khí thế chiến đấu vẫn hừng hực sục sôi. trong đó có tượng đài 3 nắm tay giơ cao, với những câu thơ của nhà thơ tố hữu viết năm 1938, được khắc họa tại nơi ông từng bị giam giữ. hồn thơ tràn đầy khí phách quật cường:“cho tôi hưởng tinh thần chiến đấu. cho da tôi dày dạn với ngày mai. cho tôi hiến đến cuối cùng suối máu. cho nhuộm hồng bao cảnh xám bi ai...”.

Chúng tôi còn được dẫn tới một căn hầm sâu dưới đất, nơi biệt giam tù chính trị. và, còn kia là cây ngô đồng tua tủa gai như những chiếc đinh nhọn, mà kẻ thù thường phạt bằng cách bắt các chiến sĩ cộng sản phải leo lên, tụt xuống. khi đó các chiếc gai nhọn xé nát thịt da, máu chảy dòng khắp người, đau xót tê buốt tới xương. nỗi đau đớn ấy kéo dài theo thời gian, nhất là vào ban đêm, vì nơi đây về mùa khô hanh thời tiết rất lạnh. muỗi rừng và căn bệnh sốt rét liên miên. cùng với đó là thiên tai, lũ lụt ngập nước trong hầm tối. nhà tù nằm ngay trên sông sê pôn với mù sương u ám, cùng những đòn tra tấn dã man khiến hàng ngàn người đã ngã xuống. đúng với nghĩa là mồ chôn xác người. mỗi bờ cây ngọn cỏ, tấc đất nơi đây đã thấm máu ông cha, những người chiến sĩ trung kiên. đặc biệt trong đó có một chiến sĩ kiên cường nhất, lê thế tiết, bí thư chi bộ đầu tiên, sớm nhất của tỉnh quảng trị.

Cuộc đời của chiến sĩ cộng sản lê thế tiết đầy biến động và cam go. ông đã hiến hết tài sản để xây dựng quỹ cho đảng. nhưng vào những năm từ 1936-1939, thực dân pháp ra sức đàn áp phong trào cách mạng. ông đã bị thực dân pháp bắt đi bắt lại mấy lần. lần cuối cùng là vào năm 1939, khi ông nhận được lệnh của đồng chí lê duẩn, thoát ly vào nam hoạt động. trên đường vào nam, ông bị bọn mật thám chặn bắt tại ga huế vào tháng 10/1939. ban đầu chúng giam ông tại nhà lao thừa phủ - huế. gần một năm sau, ông bị đày lên nhà tù lao bảo. nhưng chỉ một tháng sau, vào đúng ngày 20/10/1940, theo lệnh bí mật, chiến sĩ cộng sản kiên cường lê thế tiết bị tên cai ngục bất ngờ đánh ngã xuống thềm nhà, đập đầu vào đá và tắt thở. nay con đường dẫn tới di tích nhà tù được mang tên ông để ghi nhớ công ơn và sự hy sinh của ông với sự nghiệp cách mạng, vào thời cam go nhất trên con đường giải phóng dân tộc.

Sau này, vào những năm đầu thập niên 60, mặt trận dân tộc giải phóng miền nam việt nam đã biến nơi đây thành cơ sở cách mạng của quân đội trong chiến dịch đường 9 - khe sanh (1968). nhà tù lao bảo trở nên căn cứ địa quan trọng của quân dân ta, nhưng giặc mỹ đã điên cuồng, dùng máy bay ném bom đánh sập toàn bộ nhà tù lao bảo để làm uy thế quân đội ta. nhưng chúng đã thất bại hoàn toàn chiến dịch đường 9, buộc phải rút khỏi khe sanh... nhà tù lao bảo được nhà nước ta công nhận là “di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia”, năm 1991. nó là một minh chứng sống động cho cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc ta, trong suốt những thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp và chống mỹ cứu nước, cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. đồng thời di tích nhà tù lao bảo cũng là điểm nhấn đối chứng cho sự đổi thay từng ngày ở lao bảo bên dòng sông sê pôn. nay chính là khu kinh tế thương mại sầm uất lao bảo, bên cạnh cửa khẩu quốc tế lao bảo; nơi ngày đêm hàng hóa hai nước đổi trao và cũng là cửa ngõ kinh tế xuất nhập khẩu lớn ở miền trung nước ta.

Sê Pôn kết nối tình thân

Dòng sông Sê Pôn không chỉ lưu giữ khu nhà đày Lao Bảo mà còn là dải lụa kết nối giữa 23 bản dân tộc Vân Kiều cùng với những bản dân tộc Lào thuộc huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet. Cách đây 10 năm, cứ từng cặp bản ở đối diện hai nước trên bờ sông Sê Pôn đều kết nghĩa với nhau như những gia đình lớn. Đầu tiên là hai phố núi nằm sát hai bờ sông, cách nhau khoảng 2km. Bên này là khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, thuộc bản Ka Túp, huyện Hướng Hóa, còn bên kia là phố thị của bản Karon, cũng là trung tâm khu kinh tế cửa khẩu Densavan (Lào). Hai bản đã kết nghĩa tình thân đầu tiên và hợp tác làm nhiều việc hết sức thân thiện giúp chuyện làm ăn của người dân hai bên ngày một nhộn nhịp.

Chúng tôi được người hướng dẫn đưa sang nước bạn, đến khu phố Karon khá rộn ràng. Nhiều cửa hàng của người Việt được giao lưu buôn bán những mặt hàng nhu yếu phẩm. Nhiều hàng Việt Nam đã tràn sang lấn át cả hàng Thái Lan bấy lâu nay ngự trị ở vùng biên giới hai nước. Không kể những mặt hàng tiêu dùng quen thuộc, mà các loại máy nông cụ, hay ngư cụ của Việt Nam luôn luôn được người Lào chọn mua. Lại còn chuyện thương nhân Lào sang khu kinh tế Lao Bảo hàng ngày đều sang mua hàng Việt đem về tận chợ huyện Sê Pôn bán. Thêm nữa, những người lao động bên nước ta cũng sang phố thị Karon hay đi chợ huyện bên Lào như về nhà mình vậy. Tôi lang thang dọc phố, rồi rẽ vào một ngôi chùa bên đường, đã gặp người Việt sang thắp hương. Họ nói có những người thân, cưới vợ gả chồng hai bản từ xưa, nên chuyện sang bên này làm ăn cứ như ở bên nhà vậy.

Phố thị Karon mở đầu cho con đường đi thẳng đến huyện, rồi lên thành phố Savanakhet. Karon hồ hởi với những con mắt đậm chất hiền hòa của con sông hữu nghị Sê Pôn, kết nối Việt - Lào qua dãy núi Trường Sơn. Phố thị Karon còn là suối tóc của những cô gái Lào đang múa điệu Chăm Pa dịu dàng. Người người mời chào. Người người nở những nụ cười thân thương trên con đường tôi đi. Có người kể, một anh chàng người Việt sang bản kết nghĩa bên kia sông, thuê đất để trồng chuối, rồi nên tình nên nghĩa keo sơn với một cô gái Lào. Những vườn chuối cứ xanh um đôi bờ sông Sê Pôn. Nói đến nông sản của những vùng đất con sông Sê Pôn chảy qua là nói đến cây chuối mít móc, một thứ chuối thơm và ngọt nức tiếng của Quảng Trị. Cả vùng thị tứ Tân Long trở thành vựa chuối xuất ngoại, với thương hiệu “Chuối Sê Pôn”. Hai bên bờ sông Sê Pôn xanh mướt những vườn chuối. Một màu xanh hữu nghị của hơn 20 bản dân tộc Vân Kiều kết nghĩa với các bản người Lào như một minh chứng của bài ca tình yêu giữa hai dân tộc, núi liền núi sông liền sông, ở vùng hạ Lào này.

Linh thiêng Sê Pôn

Tôi bỗng dừng lại bên bờ sông Sê Pôn bởi một bài hát tiếng Việt từ cửa hàng kế bên vang lên, khúc ca Tiếng đàn Ta Lư. Rộn rã và dễ thương làm sao: “Đàn em reo ca. Tiếng đàn Ta Lư. Rừng núi quê ta. Tưng bừng reo ca... Tính tính, tính, tang, tang, tình... Ơi chim Chơ rao xinh hót trên cành vui mừng công anh...”. Tôi không nỡ bước đi lên cầu vì chợt nhớ đến cuộc viễn chinh Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây của quân đội ta cùng với quân và dân Lào một thời đánh tan chiến dịch Việt Nam hóa của Mỹ - Ngụy, còn gọi là Chiến dịch Lam Sơn 719, hay Đường 9 - Nam Lào, vào năm 1971. Nhiều chiến sĩ quân đội ta còn nằm lại nơi này mà còn chưa đưa kịp về nghĩa trang Trường Sơn. Tình yêu mang tên Sê Pôn còn vang lên từ đó, một quầng sáng lấp lánh tự chân trời.

Tôi cứ ngoái lại về phía bản phố Karon, với bao ký ức bập bùng cháy. Phía trước là dãy núi chung của hai nước là Yên Mã Sơn. Người Lào gọi là Sa-ma-tẹt (Núi Ngựa phi). Núi có hình con ngựa đang tung bờm phi nước đại, mà điểm cao nhất là Tân Long. Đó là điểm chung của đôi bờ Sê Pôn. Dòng nước êm đềm trôi như một điệu nhạc hồn nhiên của một cô gái Vân Kiều có đôi mắt to, với ánh sáng long lanh hiện lên trong bài ca tình yêu: “Em ở bên chòi này thao thức đợi anh. Muốn thổi kèn A man nhưng lại thiếu một người. Kèn A man không thổi một mình. Em biết thương ai bây giờ ngoài anh...”. Một con thuyền nhỏ trôi trên dòng sông. Đôi bờ xanh xanh, với những bông hoa chuối đỏ như những búp lửa. Sê Pôn là thế đó, rạo rực trong trái tim tôi.

Vương Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dat-dao-song-nuoc-se-pon-18719.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY