Bạn nên biết hôm nay

Đau cơ khi tập gym có cần dùng Thuốc?

Cháu năm nay 18 tuổi. Cháu có tham gia tập gym. Tuy nhiên, cháu lại bị đau cơ, đau 1 tuần rồi mà không hết.

Mong bác sĩ tư vấn cho cháu có thể dùng Thuốc gì để hết tình trạng này? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thế Vinh (Lào Cai)

Đau cơ bắp là hiện tượng phổ biến ở những người tham gia tập luyện thể thao nói chung và thể hình (gym) nói riêng. Tình trạng này thường gặp ở những người mới tham gia tập luyện hoặc tập luyện trở lại sau thời gian nghỉ tương đối dài hay tập những bài tập mới, hình thức tập chưa quen, tập cường độ lớn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cơ khi tập luyện thể thao như: đau cơ xảy ra ngay khi đang tập có thể do chấn thương cơ. trường hợp này thường chỉ đau một cơ hoặc một nhóm cơ. cơ có hiện tượng căng, co rút, thậm chí đứt rách nếu có bầm tím lan rộng sau một vài ngày; hoặc đau cơ do ứ đọng acid lactic trong cơ, thường xảy ra sau tập vài giờ đến 1-2 ngày. có thể đau cơ bắp toàn thân hoặc đau các cơ tham gia nhiều vào vận động. acid lactic là sản phẩm của quá trình chuyển hóa yếm khí (glucose phân yếm khí) để tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ. trong trường hợp này, chỉ cần nghỉ ngơi ít ngày, lượng acid lactic ứ đọng trong cơ được chuyển hóa hết, sẽ hết đau.

Tuy nhiên, nếu sau 1-2 ngày nghỉ ngơi, hiện tượng đau cơ không mất đi hoặc không giảm nhẹ, có hiện tượng sưng nóng nhẹ ở cơ, cần nghĩ đến những tổn thương sợi cơ (tế bào cơ) do tập luyện quá mức (quá sức), còn được gọi là đau nhức cơ trì hoãn khởi phát (delayed onset muscle soreness – doms).

Để giảm các cơn đau cơ, cần dừng tập ngay nếu đau cơ xảy ra trong lúc tập bởi đó có thể là một chấn thương cơ. cũng dừng tập nếu đau cơ không do chấn thương nhưng không giảm sau 1-2 ngày. liệu pháp rice cần được sử dụng sớm gồm: nghỉ ngơi (rest), chườm lạnh (ice), băng ép (compression) và nâng cao vùng tổn thương (elevation). tránh xoa nắn day ấn, tránh sử dụng các loại dầu, cao nóng bôi đắp. cần khám để được tư vấn và điều trị thích hợp. nếu đau cơ do ứ đọng acid lactic ngoài việc nghỉ ngơi thích hợp có thể massage nhẹ nhàng, ngâm nước ấm/lạnh xen kẽ giúp tăng cường lưu thông máu, tăng nhanh chuyển hóa lactates.

Trường hợp đau nhiều, cần dùng thêm một số Thuốc theo chỉ định của bác sĩ như các Thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol đơn thuần hoặc paracetamol phối hợp với codein...; Thuốc giảm đau kháng viêm: diclofenac, meloxicam, ibuprofen...; Thuốc giãn cơ eperisone; bổ sung magne giúp thư giãn, giảm đau nhức, căng cơ hoặc Thuốc citrulline malleate (stimol) giúp tăng cường khả năng hoạt động và sức chịu đựng của cơ bắp.

Tóm lại, bạn cần tập luyện phù hợp với năng lực vận động, đúng kỹ thuật, khởi động kỹ, thả lỏng - giãn cơ sau tập; đảm bảo thời gian nghỉ đủ, bổ sung nước uống và dinh dưỡng thích hợp sẽ phòng tránh được đau cơ do tập luyện.

TS.BS. Phạm Quang Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dau-co-khi-tap-gym-co-can-dung-thuoc-n146960.html)
Từ khóa: tập gymđau cơ

Chủ đề liên quan:

đau cơ tập gym

Tin cùng nội dung

  • Em 25 tuổi, người hay bị ngứa ở 2 tay và 2 chân, khi chạy xe vào đoạn đường gồ ghề hoặc tập với máy rung trong phòng tập gym thì lập tức em ngứa ngáy cả người,
  • Từ trước đến nay hầu hết chúng ta đều đi bộ hay chạy ngoài trời, nhưng hiện nay, nhiều người đã tập trên máy. Vậy tập trên máy tốt hay tập ngoài trời tốt hơn?
  • Tôi đi khám bệnh định kỳ thì phát hiện bị mỡ máu cao, được bác sĩ cho Thuốc statin để điều trị.
  • Nhắc đến tập gym người ta thường nghĩ ngay đến cơ bắp cuồn cuộn, body 6 múi, vai rộng, lưng hình thang, chân tay to khỏe của các bạn nam...
  • Cơ bắp của bạn bị đau vào buổi sáng sau khi tập thể dục do quá trình tập luyện gây ra những tổn hại nhỏ đến các sợi cơ.
  • Có không ít chàng trai ham thích tập gym vẫn còn phân vân giữa việc tập luyện tại nhà và đến phòng tập. Có thể nói...
  • Làm thế nào để có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, giảm được tình trạng béo phì của mình trong khi trong nhà lại không có đầy đủ dụng cụ,
  • Bất cứ ai cũng có thể bị xơ cứng rải rác, nhưng phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần, bệnh thường được chẩn đoán từ 15 tới 60 tuổi. Khả năng mắc bệnh cao hơn, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này, hoặc các rối loạn tự miễn khác. Có tiền sử mắc bạch cầu đơn nhân, và hút Thu*c lá cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ.
  • Ngày nay, tập gym đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhưng bạn có chắc mình đã tập gym đúng cách cũng như tận dụng hết lợi thế của phòng gym?
  • Bạn mất rất nhiều năng lượng khi tập Gym và khi bạn trở về nhà, bạn cần phải có một bữa ăn nhẹ. Nhưng hãy nhớ rằng có một số loại thực phẩm bạn nên tránh sau khi tập luyện để tránh làm mất công thể dục.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY