Đau đầu hôm nay

Đau đầu gối khi leo cầu thang: Bạn nên cẩn trọng với dấu hiệu này

Các dấu hiệu đau đầu gối khi leo cầu thang cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm như là:... Khi nhận thấy một số dấu hiệu như hạn chế vận động,...

đau đầu gối khi leo cầu thang đang cảnh báo một số bệnh lý đang hiện diện tại tổ chức gân, cơ, xương khớp của bạn. các tổ chức y khoa hoa kỳ cảnh báo, mỗi người nên thận trọng với dấu hiệu đau đầu gối khi leo cầu thang. vậy chứng đau đầu gối này có biểu hiện như thế nào? làm sao để nhận biết? 

Bạn nên cẩn trọng với dấu hiệu đau đầu gối khi leo cầu thang

Chứng đau đầu gối khi lên xuống cầu thang làm cho chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm. học viện bác sĩ gia đình hoa kỳ cho biết, tình trạng này chiếm khoảng 3% dân số hoa kỳ có độ tuổi từ trung niên trở lên. tuy nhiên, những người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề này khi bị tổn thương sang chấn. tìm hiểu thêm về chứng đau đầu gối khi leo cầu thang.

1. Nguyên nhân gây đau đầu gối khi leo cầu thang

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho khớp gối hoặc tổ chức gân, cơ vùng đầu gối bị tổn thương và gây đau nhức. nhất là khi bạn cử động hoặc bước lên bước xuống cầu thang. bởi lúc này, mọi trọng lực cơ thể đều đổ dồn xuống đầu gối theo từng bước đi. chính quá trình này đẩy nhanh tình trạng bào mòn sụn khớp và khiến cho khớp gối nhanh bị thoái hóa hơn.

Sự tổn thương của các dây chằng, tổ chức mô, sụn khiến cho đầu gối dễ bị đau đớn khi leo cầu thang. thoái hóa khớp gối thường được biểu hiện bằng những cơn đau nhức, đầu gối phát ra tiếng kêu lạo xạo, hạn chế vận động kể cả khi leo cầu thang,…

2. Đau đầu gối khi leo cầu thang là biểu hiện của bệnh gì?

Không chỉ do các chấn thương phần mềm mà chứng đau đầu gối khi bước lên cầu thang còn là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp, cụ thể như:

#. Viêm khớp (OA):

Viêm khớp là một dạng bệnh lý có liên quan đến tình trạng thoái hóa, phá vỡ sụn và làm cho các dây chằng bên trong bị tổn thương. nếu bạn có biểu hiện sưng viêm đầu gối cấp tính, cơn đau nhức xuất hiện khi chúng ta lên xuống cầu thang, ngồi xổm thì có thể bạn đã bị viêm khớp. bởi vì, đây là thời điểm khớp gối bị áp lực và tạo điều kiện để bùng phát thành những cơn đau. viêm khớp gối cấp tính có khả năng được cải thiện tối đa khi được phát hiện và điều trị kịp thời.

#. Viêm khớp dạng thấp (RA):

Viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh tự miễn có thể gây đau nhức đầu gối bên trong khi chúng gây viêm ở khớp gối. bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng viêm khớp dạng thấp bằng các triệu chứng như đau cứng khớp nghiêm trọng với buổi sáng, khớp gối tấy đỏ, nóng, có khả năng phù nề. các triệu chứng này có khả năng suy giảm sau đó vài ngày và có nguy cơ tái phát rất cao.

#. Chấn thương dây chằng trung gian (MCL):

Đầu gối là vị trí tập trung của hệ thống thần kinh quan trọng và hệ thống dây chằng chạy dọc bên trong. nếu bệnh nhân hoạt động quá mức khiến dây chằng tổn thương, đầu gối có thể sẽ bị đau đớn. hệ thống dây chằng có thể bị đứt khi đầu gối bị tổn thương và điều này làm cho việc di chuyển của bệnh nhân trở nên ngày càng khó khăn.

Triệu chứng đau đầu gối khi leo cầu thang do tổn thương dây chằng được biểu hiện:

    Sưng viêm đầu gối

#. Chấn thương sụn khớp:

Khớp gối được bao bọc bởi lớp sụn và bao hoạt dịch để giúp cho việc vận động linh hoạt, dễ dàng hơn. tuy nhiên, có thể vì bất cứ lý do nào đó mà sụn khớp gối của bạn bị tổn thương, bị rách hoặc hư hỏng. đây cũng là nguyên nhân khiến cho đầu gối thường có biểu hiện đau nhức, kể cả khi di chuyển thông thường.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng tổn thương mà chúng ta có thể nhận thấy:

    Khớp gối có biểu hiện thường co cứng khi đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động.

#. Viêm bao hoạt dịch:

Bao hoạt dịch có cấu trúc như túi chất lỏng bao quanh khớp gối có tác dụng điều tiết dịch nhầy và nuôi dưỡng sụn khớp, điều hòa hoạt động của dây chằng. Viêm bao hoạt dịch ở khớp gối có thể xảy ra khi khớp gối bị chấn thương, nhiễm trùng hoặc do hệ miễn dịch bị tác động.

Khi bị viêm màng bao hoạt dịch, các chất lỏng được kích thích tăng tiết tạo áp lực lên đầu gối và làm hạn chế khả năng vận động của khớp gối. theo một số nghiên cứu tại học viện phẫu thuật chỉnh hình hoa kỳ có rất nhiều nguyên nhân kích thích viêm màng hoạt dịch, cụ thể là:

    Viêm khớp

#. Thoái hóa khớp gối:

Đau đầu gối khi đi cầu thang cũng có thể là biểu hiện của chứng thoái hóa khớp. các tổn thương được tích tụ lâu dài trong khớp gối do vận động quá mức, thiếu hụt canxi lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa và gây triệu chứng đau đớn.

Thoái hóa khớp gối được biểu thị bằng những cơn đau từ nhẹ âm ỉ và chuyển sang dữ dội kèm theo đó là tiếng kêu lạo xạo, cứng khớp ở bên trong.

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị khoa học

#. Nhiễm trùng đầu gối:

Có thể bạn bị đau đầu gối là do một số va chạm như té ngã, mang vác quá sức khiến cho đầu gối bị áp lực và có biểu hiện bầm tím. điều này cũng có thể gây cản trở cho việc di chuyển của bạn khi lên xuống cầu thang. hiện tượng nhiễm trùng đầu gối bên trong tùy thuộc vào mức độ té ngã. các triệu chứng thường gặp của chứng nhiễm trùng đầu gối đó là:

    Da bầm tím

→ Lưu ý: Cần xác định chính xác tình trạng đau khớp gối để có hướng giải quyết phù hợp. Nếu bệnh nhân không có chuyên môn trong lĩnh vực này thì tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ điều trị đúng cách.

3. Biện pháp khắc phục chứng đau đầu gối khi đi cầu thang

Đau nhức đầu gối là tình trạng rất phổ biến và có thể được khắc phục tại nhà nếu tình trạng bệnh nhẹ. bạn có thể tham khảo một số gợi ý nhỏ sau:

    Hạn chế các hoạt động mạnh có thể làm cho đầu gối đau đớn hơn.

Ngoài việc cải thiện cơ học, bệnh nhân đau khớp gối còn có thể sử dụng một số loại giảm đau không được kê đơn như ibuprofen (Advil) để hạn chế sưng viêm. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ để lại tác dụng phụ, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ khi cơn đau của bạn kéo dài hơn 3 ngày.

Hiện nay, bác sĩ chuyên khoa thường dùng một số phương pháp sau đây để điều trị chấn thương đầu gối đó là:

    Tiêm steroid: Được chỉ định cho trường hợp viêm đau cấp tính.

4. Bài tập phục hồi đau đầu gối khi xuống cầu thang

Có thể nói, không phải bất cứ nguyên nhân gây đau khớp gối nào cũng có khả năng phòng ngừa. tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành cho biết, luyện tập thể dục và vật lý trị liệu có khả năng phục hồi khớp gối và đặc biệt là có thể hạn chế được tình trạng teo cơ. nhờ vậy mà các bài tập phục hồi của đầu gối cũng được chuyên gia khuyến khích áp dụng bởi nó có khả năng ngăn ngừa chấn thương, nhất là khu vực đầu gối.

Theo một nghiên cứu năm 2008 tại khoa phẫu thuật chỉnh hình của Đại học Minnesota, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số bài tập phục hồi cụ thể như:

    Duỗi thẳng chân

Hầu hết các bài tập đều cần phải được làm nóng và thư giãn cơ trước khi tập.

Bạn đọc tham khảo thêm: 8 cách trị đau đầu gối tại nhà không cần dùng Thu*c kháng sinh

Chứng đau đầu gối khi leo cầu thang không chỉ là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi mà hiện nay chúng đang dần được trẻ hóa. vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này mỗi người nên có ý thức trong việc xây dựng chế độ sinh hoạt và thư giãn sao cho hợp lý. khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường, tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-dau-goi-khi-leo-cau-thang)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY