Bạn nên biết hôm nay

Dấu hiệu mắc quai bị

Hỏi: Tôi 23 tuổi, mấy hôm nay tôi thấy 2 bên má gần mang tai có triệu chứng sưng, nhiều người nói tôi bị quai bị. Tôi không thấy mệt mỏi, không sốt. Xin quý báo tư vấn giúp những dấu hiệu đặc trưng khi mắc quai bị.
Cao Văn Minh (Bắc Kạn)

Đáp: quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, có thể trở thành dịch đối với trẻ em, thanh thiếu niên do paramyxovirus gây nên. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ (2 tuyến nước bọt nằm ở vị trí góc xương hàm, ngay bên dưới và phía trước tai). Sau khi tiếp xúc với virut quai bị khoảng 14 đến 24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng một tuần. Bệnh quai bị không có Thu*c điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng và biến chứng.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào mắc quai bị cũng có biểu hiện rõ ràng như vậy. Khoảng 25% người bị nhiễm virut này không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết được. Trên số bệnh nhân còn lại, mức độ biểu hiện của các triệu chứng cũng khác nhau. Vì vậy, với những miêu tả của anh cũng chưa thể khẳng định chắc triệu chứng đó có phải là quai bị hay không. Do đó, anh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng điều trị cụ thể.

Bs.Thu Thuỷ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-mac-quai-bi-n112924.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY