Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ không quá nghiêm trọng và nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý này cũng gây ra chứng rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa trên da của trẻ

sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh. tuy nhiên tồn tại một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ. khi bị dị ứng làn da của trẻ sẽ có biểu hiện phát ban, có vảy, da đỏ, phân có máu. ngoài ra trẻ còn có thể bị nổi mề đay, nghẹt mũi, thở khò khè, tiêu chảy và nôn mửa. ở trường hợp này việc chữa bệnh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Dị ứng sữa mẹ là gì?

Dị ứng được xác định là một phản ứng phòng vệ trước một vật thể lạ của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. đối với trường hợp dị ứng sữa mẹ thì protein trong sữa chính là một vật thể lạ. điều này có nghĩa khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm lẫn protein là những kháng thể lạ và có khả năng gây hại cho cơ thể.

Khi có sự nhầm lẫn, hệ miễn dịch sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ để chống lại kháng thể lạ. điều này khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ là do sự nhầm lẫn protein trong sữa với vật thể lạ của hệ miễn dịch trong cơ thể. ngoài ra các chất dinh dưỡng tồn tại trong sữa mẹ đến từ những thứ đang được lưu thông trong máu của mẹ. điều này có nghĩa bất kỳ chất dinh dưỡng nào người mẹ bổ sung vào cơ thể cũng được truyền sang cho trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ.

Trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, cơ địa nhạy cảm hoặc cơ thể không dung nạp được với một hoặc nhiều thành phần trong sữa mẹ có từ việc ăn uống. từ đó hình thành nên hiện tượng dị ứng sữa mẹ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Một vài trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng sữa mẹ ngay sau khi bú. tuy nhiên, ở một vài trường hợp khác, cơ thể của trẻ sẽ phản ứng sau khoảng vài giờ hay vài ngày.

Khi bị dị ứng với sữa, trẻ sơ sinh sẽ có các biểu hiện sau:

    Da nổi mẩn đỏ: Khi bị dị ứng sữa mẹ, trẻ thường có biểu hiện phát ban trên da như chàm hoặc bị nổi mẩn đỏ (nổi mề đay). Đi kèm với chứng nổi mẩn đỏ là biểu hiện sưng phù quanh vùng mặt hoặc ngứa ngáy.
  • Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: Phản ứng dị ứng từ việc bú sữa mẹ có thể khiến trẻ khó thở, thở khò khè, có đờm trong mũi, ho, đờm trong cổ họng…
  • Đau bụng, tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện tăng cao (xảy ra từ 2 – 4 lần mỗi ngày, kéo dài trong một tuần hoặc hơn) hoặc/và trong tã có máu thì đây là biểu hiện chứng tỏ trẻ đang bị dị ứng với sữa mẹ.
  • Buồn nôn và nôn ra sữa: Ở trẻ sơ sinh, khi ăn trẻ thường có trớ lượng ít sữa. Tuy nhiên nếu ngoài giờ ăn mà trẻ nôn trớ thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa. Triệu chứng trào ngược được thể hiện tình trạng khó nuốt, nôn ói có thể là biểu hiện chứng tỏ trẻ đang bị dị ứng với sữa.
  • Quấy khóc, cáu gắt: Nếu nhận thấy trẻ đột nhiên quấy khóc không dứt cơn, khóc kéo dài thì khả năng cao trẻ đang bị đau bụng do dị ứng.

Dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh không xảy ra phổ biến. bên cạnh đó các biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của trẻ, mức độ phản ứng và vào những thời điểm khác nhau. thông thường trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ chỉ gây ra những biểu hiện nhẹ, tác động và làm ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể. cụ thể như đau họng, nổi mề đay trên da.

Dù hiếm gặp nhưng trường hợp nặng có thể xảy ra và gây sốc phản vệ. Khi bị sốc phản vệ trẻ sẽ có cá biểu hiện sau: Đau bụng dữ dội, co giật, tay chân hoặc cơ thể mềm nhũn, tím tái, hôn mê bất tỉnh…

Những biểu hiện từ sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Chính vì thế khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. sau đó tiến hành điều trị với những phương pháp chữa bệnh thích hợp đối với trường hợp nặng.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh được chẩn đoán dị ứng thực phẩm thì người mẹ cần áp dụng ngay chế độ ăn kiêng phù hợp. cụ thể:

    Không đưa vào khẩu phần ăn những chất gây dị ứng tiềm ẩn từ 2 – 4 tuần.

Khi các loại thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng đã được xác định chính xác, bạn cần tạm ngưng việc dung nạp thực phẩm đó cho đến khi bé được 9 – 12 tháng tuổi hoặc ngưng ít nhất 6 tháng. bởi đa số trẻ nhỏ khi bước vào độ tuổi này sẽ không còn bị dị ứng nữa.

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh

Để xử lý tốt tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ, bạn cần tìm ra thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng. sau đó sử dụng chế độ ăn kiêng để đảm bảo an toàn cho trẻ. trẻ sơ sinh dễ bị dị ứng bởi những loại thực phẩm sau:

    Sữa bò, ngô, đậu nành và trứng: Sữa bò, ngô, đậu nành và trứng được đánh giá là những loại thực phẩm dễ khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng khi mẹ ăn vào. Một nghiên cứu xoay quanh nhóm thực phẩm khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng đã được thực hiện trên cơ thể của khoảng 100 trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy có đến 65% trường hợp dị ứng thực phẩm được gây ra bởi sữa bò.

Những điều cần lưu ý khi cho con bú

Để tránh mắc phải tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ, bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến việc con bú. cụ thể:

    Ở mỗi lần bạn ăn một món mới và cho con bú, bạn cần để ý đến trạng thái của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra trẻ có đang bị dị ứng hay không hoặc loại thức ăn đó có khiến trẻ cảm thấy khó chịu hay không.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ không quá nghiêm trọng và nguy hiểm. tuy nhiên bệnh lý này cũng gây ra chứng rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa trên da của trẻ. chính vì thế, bạn cần phải thường xuyên quan sát và hết sức kỹ càng trong việc áp dụng chế độ ăn uống mỗi ngày. đặc biệt bạn nên để ý đến những biểu hiện của trẻ khi bạn dung nạp vào cơ thể một món ăn mới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-so-sinh-bi-di-ung-sua-me)

Tin cùng nội dung

  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY