Tiểu hành tinh bí ẩn chính là ryugu, nằm cách trái đất hơn 370 triệu km, được các nhà khoa học nhật bản, dẫn đầu bởi cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ nhật bản (jaxa), dày công nghiên cứu trong nhiều năm. ryugu trong truyền thuyết nhật bản là "cung điện rồng" của thần biển ryujin.
Phát hiện mới đến từ mẫu vật quý giá mà tàu vũ trụ hayabusa2 của jaxa đã thu thập thành công năm 2019 và đem về trái đất.
Vật chất mà tàu vũ trụ Nhật Bản đem về từ "Cung Điện Rồng" - Ảnh: NATURE ASTRONOMY
"vật liệu ryugu là vật liệu nguyên thủy nhất trong hệ mặt trời mà chúng tôi từng nghiên cứu" - tờ science alert dẫn lời giáo sư khoa học địa chất hisayoshi yurimoto từ đại học hokkaido, thành viên nhóm phân tích mẫu vật từ cung điện rồng.
Vật liệu từ tiểu hành tinh này chứa các phân tử hữu cơ "bóng tối", tối hơn hẳn mọi loại vật chất thông thường vì chỉ phản xạ 2-3% ánh sáng chiếu vào, không bị thay đổi khi tương tác với môi trường Trái Đất. Chúng có thành phần phản ánh rõ ràng thành phần của hệ Mặt Trời sơ khai.
Tiểu hành tinh ryugu - ảnh: jaxa
Quý giá hơn, các bước nghiên cứu mới nhất cho thấy các chất hữu cơ này thực sự là các vật liệu tiền sinh học mà bấy lâu giới khoa học tìm kiếm: các axit amin tạo ra protein, hydrocarbon thơm đa vòng...
Theo bộ giáo dục nhật bản, số axit amin được xác định trong ryugu đã lên tới 20 mẫu.
Giáo sư danh dự về sinh học thiên văn của đại học yokohama - kensei kobayashi - nói với kyodo news: "việc chứng minh các axit amin này tồn tại dưới bề mặt của tiểu hành tinh làm tăng cả khả năng các hợp chất này đến trái đất từ không gian".
Sự sống trái đất trước đó đã được chứng minh là khởi nguồn từ các khối xây dựng sự sống tương tự và từ lâu đã có giả thuyết chúng được chuyển đến trái đất thông qua các thiên thạch và sao chổi. nói cách khác, chứng minh được chuỗi lý thuyết trên cũng cho thấy chính chúng ta cũng là một dạng sinh vật ngoài hành tinh.
Theo Người lao động
Link bài gốc Lấy link
https://nld.com.vn/khoa-hoc/dau-hieu-su-song-xuat-hien-tren-cung-dien-rong-ngoai-hanh-tinh-20220611081046775.htmTheo Người lao động