Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng là những tác nhân gây viêm HM. Một số trường hợp bị chấn thương khu vực gần đó (nhọt trong vùng cạnh mắt, miệng, mũi…) ảnh hưởng đến HM. Bệnh cần điều trị ngay vì “khối” viêm nhiễm sẽ ngày càng mở rộng “bờ cõi”, có thể gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng. HM có thể viêm nhiễm do bệnh lupus ban đỏ, bệnh sarcoid…
Bệnh này được phân làm nhiều loại tùy theo vị trí gây sưng viêm vùng HM như: u giả viêm trước (gây phù mi, sụp mi…); u giả viêm tỏa lan; hội chứng đỉnh HM; u giả viêm tuyến lệ (đau sưng vùng tuyến lệ).
Mắt lồi rõ, nhìn kém dần, vùng quanh nhãn cầu sưng nhưng phần lớn không đỏ hoặc đỏ ít… U giả viêm HM được điều trị với các loại Thu*c giảm đau, kháng viêm, Thu*c nhỏ mắt.
Tuy nhiên, cần được khám và theo dõi bởi bác sĩ chuyên về thần kinh nhãn khoa vì bệnh dễ tái phát và phải điều trị lâu dài. Nhìn bên ngoài, bác sĩ khó phân biệt u giả và u thật, nhất là ở trẻ em. Vì vậy, chụp CT, MRI, siêu âm nhãn cầu, HM… là cần thiết để giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Các u HM có thể lành tính hoặc ác tính, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. U HM trẻ em lành tính có u nang dạng bì, loạn sản xơ; ác tính có sacom xơ vân, u xương ác tính.
U HM ở người lớn lành tính có bệnh: u màng não, u dây thần kinh thị giác… Ác tính thì có di căn, u bạch huyết…
U nang bì thường xảy ra phổ biến với những cục bướu không gây đau đớn từ lúc nhỏ và không cần cắt bỏ, trừ khi ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây lóa mắt.
Ảnh minh họa - nguồn internetNgười bệnh không chỉ bị viêm vùng HM mà còn bị triệu chứng toàn thân, đặc biệt là ở các xoang, thận, phổi và bệnh ở da, có sốt.
Tĩnh mạch trong HM bị dãn. Khi tĩnh mạch chứa nhiều máu thì dãn nở làm mắt lồi ra và ngược lại… Khi bị dãn tĩnh mạch, cần nghỉ ngơi, tránh làm việc bằng mắt nhiều.
Mỗi khi cúi xuống thấy đau hai HM, đau thần kinh trên hố thì có thể do viêm xoang. Bởi, đau nhức do bệnh lý HM hay nhãn cầu thì cơn đau sẽ liên tục và không liên quan đến tư thế. Vì vậy, ở trường hợp này nên đi khám tai mũi họng.
Bệnh với những dấu hiệu ở mắt thường gặp như: chói mắt, chảy nước mắt sống, thỉnh thoảng nóng rát hoặc như có bụi bay vào, đôi khi cảm thấy khó chớp mắt. Cơ mi trên của mắt co rút khiến mắt lồi ra và trợn mí.
Mi dưới phù nề có thể bị liệt mắt, sung huyết, phù, mi nhắm không kín dễ dẫn đến những biến chứng khác ở nhãn cầu như khô mắt, loạn dưỡng giác mạc, loét giác mạc…
TS.BS Trần Thị Phương Thu - Giám đốc BV Mắt Kỹ thuật cao Phương Nam TP.HCM khuyên: “Bệnh HM liên quan toàn thân, ví dụ: bệnh tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh… cho nên, khi thấy bất thường về mắt nên đi kiểm tra.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn điều trị và phối hợp với các chuyên khoa liên quan. Bên cạnh đó, khi thấy các triệu chứng như: mắt đau nhức, phù nề, không hoặc khó liếc, nhìn thấy hai hình thì cũng cần đi khám ngay”.
AloBacsi.vn