Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Đau họng: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.

Đau họng là một cảm giác khô, rát ở họng và khó chịu khi nuốt. Đau họng không phải là một bệnh, mà có thể là triệu chứng của một trong nhiều bệnh khác nhau.

Nguyên nhân

Các bệnh sau đây thường là nguyên nhân gây đau họng:

Viêm họng do liên cầu khuẩn (nhiễm liên cầu tan huyết bêta).

Loét miệng.

Viêm amiđan.

Cảm lạnh.

Cảm cúm.

Viêm thanh quản.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn... Một số bệnh ở trẻ em do nhiễm virus như thủy đậu, sởi, quai bị...

Một số trường hợp viêm xoang cũng gây đau họng, mặc dù hiếm gặp hơn.

Chẩn đoán

Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.

Dựa vào các triệu chứng tổng quát của căn bệnh.

Chẳng hạn, các triệu chứng như sốt cao, đổ mồ hôi, đau cơ, mệt mỏi... đều có thể cho thấy một trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Dùng đèn soi để quan sát trực tiếp trong họng, tìm các dấu hiệu của viêm amiđan (những chỗ bọng mủ...) hoặc tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (các mảng bựa trắng như sữa...).

Sờ vào hạch bạch huyết ở cổ để xác định xem có sưng to hay không.

Phần lớn các xét nghiệm thường không có giá trị chẩn đoán trong các trường hợp đau họng, vì khi có kết quả xét nghiệm (sau vài ba ngày) thì hầu hết bệnh nhân đều đã thuyên giảm. Tuy nhiên, xét nghiệm máu đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Trong trường hợp xét nghiệm đầu tiên cho kết quả âm tính, cần phải lặp lại sau đó 3 tuần, vì vào thời điểm này bệnh trở nên dễ phát hiện hơn. Nếu kết quả âm tính nhưng bệnh nhân không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 đến 2 tuần, cần tiếp tục lặp lại xét nghiệm.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn thường được nghĩ đến khi phát hiện một màng trắng phía trên amiđan. Sờ vào hạch bạch huyết ở vùng cổ thường thấy sưng to hơn. Thường có các đốm xuất huyết trên vòm miệng và cũng có thể phát hiện gan lách to.

Loét trong miệng cũng gây đau họng, được phát hiện bằng quan sát trực tiếp. Hầu hết các trường hợp loét miệng là lành tính, nhưng nếu loét kéo dài hơn 6 tuần thì nên xét đến khả năng ung thư.

Điều trị

Các trường hợp bệnh do nhiễm virus chỉ cần cho bệnh nhân dùng Thu*c giảm đau và súc miệng bằng dung dịch có kháng sinh.

Các trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn nếu xử trí ngay bằng penicillin sẽ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, chưa có phương pháp nào để chẩn đoán phân biệt giữa các trường hợp nhiễm virus và nhiễm liên cầu khuẩn, và vì thế không thể sử dụng penicillin khi chưa có đủ cơ sở chẩn đoán phân biệt.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm độc, có thể cho dùng một loại kháng sinh có hiệu quả chống lại liên cầu khuẩn, chẳng hạn như penicillin, hoặc dùng erythromycin 250mg 4 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày.

Các trường hợp viêm amiđan cũng gây ra đau họng như một trong các triệu chứng chính. Điều trị tốt amiđan sẽ làm giảm đau họng trong vòng 24 giờ. Nếu triệu chứng kéo dài hơn, hoặc quan sát có mủ trên amiđan, đặc biệt là một bên hạch amiđan sưng tấy lên, cần chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa để điều trị ngay. Một số trường hợp nặng cần phải phẫu thuật cắt bỏ amiđan.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn chỉ điều trị triệu chứng bằng Thu*c giảm đau và cho bệnh nhân nghỉ ngơi. Tránh dùng Thu*c kháng sinh vì rất hay gây ra các vùng ban đỏ trên da. Theo dõi và tiến hành gửi xét nghiệm máu để có kết quả chẩn đoán chính xác trước khi quyết định điều trị bằng kháng sinh.

Nếu bệnh nhân đang dùng Thu*c carbimazol (Thu*c điều trị cường tuyến giáp) bị đau họng, nên nghĩ ngay đến chứng giảm bạch cầu trung tính (neutropaenia). Gửi xét nghiệm làm công thức máu toàn bộ ngay để xác định.

Loét miệng được xử trí bằng cách vệ sinh răng miệng tốt. Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Chỉ định kháng sinh chống nấm, chẳng hạn như nystatin 1ml, mỗi ngày 4 lần nếu có dấu hiệu bị tưa (thrust).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-dau-hong/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY