Nghẹt mũi là hiện tượng một hoặc hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm cho người bệnh không thể thở một cách dễ dàng. Việc phân biệt các trường hợp nghẹt một hay hai lỗ mũi thường không giúp ích gì cho chẩn đoán, trừ trường hợp đặc biệt là có dị vật nằm trong mũi. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa nghẹt mũi cấp tính chỉ kéo dài trong khoảng vài ba ngày với nghẹt mũi mạn tính có thể kéo dài đến trên 3 tuần lễ.
Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân trên. Chú ý tìm các dấu hiệu có thể quan sát thấy được như cục máu đông trong mũi, dị vật, các chấn thương ở mũi...
Nếu xác định được nguyên nhân, tiến hành điều trị nguyên nhân. Về điều trị triệu chứng, có thể cho dùng các loại dung dịch Thu*c nhỏ mũi như sunfarin, napthazolin... Các trường hợp nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng có thể sử dụng các Thu*c kháng histamin để làm giảm triệu chứng. Trong một số trường hợp, Thu*c kháng histamin dạng viên uống terfenadin có thể mang lại hiệu quả tốt. Nghẹt mũi do viêm xoang cấp tính thường kết hợp với chảy dịch mũi màu vàng, xanh hay có máu và rất nhạy cảm ở vùng mặt. Điều trị viêm xoang bằng kháng sinh hoặc trong một số trường hợp cần chụp X quang để xác định và chỉ định rửa xoang hay phẫu thuật dẫn lưu xoang.
Nghẹt mũi kéo dài quá lâu (trên 3 tuần lễ) có thể do những nguyên nhân tồn tại lâu dài chưa được xử trí, chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi, nhiễm trùng đường hô hấp trên hay viêm xoang mạn tính...
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Thu*c xịt mũi, Thu*c nhỏ mũi, Thu*c giảm sung huyết... chỉ được dùng để điều trị triệu chứng tạm thời. Vấn đề quan trọng hơn là phải xác định và điều trị nguyên nhân gây ra nghẹt mũi kéo dài. Các trường hợp lệch vách ngăn mũi có thể là do bẩm sinh hoặc do chấn thương mạnh vào mũi, nhưng nếu đây là nguyên nhân gây nghẹt mũi thì đều cần phải phẫu thuật để chỉnh lại vị trí vách ngăn. Viêm xoang cần điều trị dứt điểm với kháng sinh hoặc kết hợp rửa xoang, phẫu thuật dẫn lưu xoang... Trẻ em viêm VA cũng có thể điều trị bằng kháng sinh, nhưng nếu không dứt hoặc tái phát nhiều lần thì cần phải tiến hành phẫu thuật nạo sạch.
Nguồn: Internet.