Răng bọc sứ bị nhức là một biến chứng không hiếm gặp đối với các trường hợp bọc răng sứ. Mức độ đau nhức khác nhau tùy cơ địa mỗi người.
Nguyên nhân gì đã gây ra tình trạng đó và làm thế nào khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ mang tới những thông tin cụ thể cho bạn đọc.
Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nền răng yếu: Công đoạn gây ra đau nhức chủ yếu là mài răng. Nền răng yếu mà phải mài răng thì không những đau khi mài răng mà sau khi
bọc răng sứ thẩm mỹ xong, lực nhai mạnh tác động đè nén lên răng sẽ khiến cho bạn có cảm giác đau nhức.Điều trị tủy không dứt điểm: Tuy không phải trường hợp nào khi
bọc răng sứ cũng phải điều trị tủy mà chỉ khi răng gặp phải những tổn thương ở răng như viêm tủy sâu răng, nha chu. Khi
bọc răng sứ mà bệnh nhân không được điều trị tủy viêm thì sau khi bọc sứ, vết tủy viêm sẽ bị hoại tử và tấn công gây nên những kích ứng cho dây thần kinh tạo ra những cơn đau nhức dữ dội làm cho bệnh nhân rơi vào trạng thái khó ở, luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu.Một trường hợp nữa là các bệnh nhân khi có tình trạng răng miệng bị sâu hay bị nha chu nhưng khi phục hình răng sứ không được bác sĩ điều trị hết cho nên sau khi phục răng sứ, các vết sâu bắt đầu ăn lan ra đồng thời gây nên tình trạng viêm tủy và khiến cho răng bị đau nhức. Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ làm cho tình trạng nặng hơn như áp-xe và hỏng răng.Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi thực hiện phục hình: Thông thường, bước đầu tiên trước khi phục hình răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ phải kiểm tra và thăm khám tình hình răng miệng của bệnh nhân để biết được bệnh nhân có đang mắc phải bệnh lý răng miệng nào không và có phương án để điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng là rất cần thiết giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại tới răng miệng trong quá trình phục hình.Chế độ ăn và chăm sóc răng không phù hợp: Nếu bạn ăn đồ ăn cứng cũng là một nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị nhức, không vệ sinh răng miệng đúng cách làm cho vi khuẩn có điều kiện sinh sản và phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng tấn công răng sứ.Kỹ thuật phục hình của bác sĩ không chuẩn: Trong mỗi bước thực hiện của bác sĩ đảm trách đều có ý nghĩa rất lớn tới việc răng sau khi bọc sứ bị nhức hay không, ngay từ bước đầu khi thăm khám để xác định tình trạng răng miệng cụ thể. Tiếp đó tới khâu mài răng và lấy dấu hàm. Nếu mài răng không tốt, phạm tới mô răng, xâm lấn quá nhiều tới răng sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức và ê buốt răng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Mài răng càng ít xâm lấn, càng nhanh chóng càng hạn chế được tối đa đau nhức răng.
Khắc phục triệt để tình trạng răng sau khi bọc sứ bị nhức
Không tự ý dùng Thu*c giảm đau hay những cách giảm đau khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi nếu không chữa răng bọc sứ bị đau đúng cách sẽ còn gây ra những biến chứng khó lường.Cách tốt nhất giảm tình trạng
bọc răng sứ bị nhức là phải tới ngay những cơ sở uy tín có bác sĩ giàu kinh nghiệm để thăm khám lại tình trạng của răng, phát hiện nguyên nhân khiến đau nhức là gì để có biện pháp khắc phục kịp thời.Nếu răng bị đau do chưa làm sạch tủy thì phải tiến hành tháo răng sứ đã phục hình ra và lấy tủy, đảm bảo tủy được làm sạch, không còn dấu hiệu nào làm răng bị ê buốt sau khi phục hình lại.Nếu răng sau khi bọc sứ bị nhức do cộm cấn răng sứ, răng không ôm sít cùi răng và lệch lạc trục răng chuẩn thì cần thiết phải chỉnh đốn lại chiếc răng sứ cho đúng. Khi răng đã được gắn chuẩn, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau khi ăn nhai hay sinh hoạt hằng ngày.
Lời khuyên của thầy Thu*cViệc lựa chọn một địa chỉ
bọc răng sứ thẩm mỹ uy tín ngay từ đầu rất quan trọng. Bác sĩ thực hiện có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của ca phục hình răng sứ. Nên chọn bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, được đào tạo bài bản về răng hàm mặt, có những kỹ thuật phục hình răng hiện đại giúp bệnh nhân giảm tối đa đau nhức sau khi
bọc răng sứ. Bác sĩ giỏi sẽ biết được tình trạng răng của bạn như thế nào, phát hiện kịp thời bệnh lý răng miệng để điều trị trước khi
bọc răng sứ.
BS. Trâm Anh