Tai , Mũi , Họng hôm nay

Đau tim từ... viêm họng

Sau khi viêm họng, trong cơ thể xuất hiện kháng thể chống lại liên cầu khuẩn. Chính kháng thể này phá hủy mô nội mạc tim và cơ tim.
Vi khuẩn một khi vượt qua được hàng rào bảo vệ của cơ thể có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm, làm tổn hại các cơ quan, khi xâm nhập vào tim có thể gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc, tổn thương van tim hậu thấp…

Trong số các loài vi khuẩn thì liên cầu khuẩn (Streptococcus) là loài đặc biệt yêu thích trái tim, là nguyên nhân chủ yếu gây ra thấp tim và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Thấp tim

viêm họng thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa, trong đó 30% trường hợp do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra (còn lại do virút). Loại viêm họng này khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt, đau họng, nuốt đau, không sổ mũi. Khoảng hai đến ba tuần sau viêm họng, bệnh nhân bị viêm khớp, tập trung ở những khớp lớn như đầu gối, khuỷu tay, cổ chân và di chuyển nhanh từ khớp này sang khớp khác. Sau năm đến bảy ngày, khớp hết đau dù không điều trị gì, không để lại di chứng. Sau khi viêm họng, trong cơ thể xuất hiện kháng thể chống lại liên cầu khuẩn. Chính kháng thể này lại phá huỷ mô nội mạc tim và cơ tim, gây bệnh ở tim. Vấn đề nguy hiểm nhất của thấp tim là các biến chứng cấp và đặc biệt là hậu quả mạn tính. Trong giai đoạn cấp, thấp tim có thể gây viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp... có thể kèm các triệu chứng khác ở da, khớp, thần kinh; nặng hơn là khiến bệnh nhân Tu vong. Về lâu về dài thì gây tổn thương van tim (các lá van dày lên, xơ cứng, vôi hoá; các mép van có thể bị dày, dính) đưa đến bệnh van tim do thấp, thường là hẹp van hai lá (trên 90% trường hợp hẹp van hai lá là do thấp tim), hở van động mạch chủ… Tổn thương van tim do thấp nếu nặng cần phẫu thuật thay van tim nhân tạo. Hiện nay, thấp tim và bệnh van tim do thấp ít gặp ở các nước phát triển, nhưng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Những yếu tố thuận lợi dẫn tới thấp tim là cơ địa người bệnh, vệ sinh không tốt, điều trị không đầy đủ. Vì vậy, để phòng ngừa, cần vệ sinh răng, họng, miệng hàng ngày, tránh không để trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amiđan, VA, viêm xoang. Khi phát hiện trẻ bị viêm đường hô hấp do liên cầu khuẩn nhóm A, cần tích cực điều trị theo toa BS (dùng kháng sinh để loại trừ ngay sự nhiễm liên cầu khuẩn). Việc điều trị kịp thời và hợp lý giúp ngăn ngừa liên cầu khuẩn xâm nhập tim gây thấp tim. Nếu đã bị thấp tim, cần tuân thủ triệt để theo chương trình “phòng thấp cấp 2” được BS áp dụng (tiêm kháng sinh mỗi ba tuần một lần, kéo dài đến 40 tuổi hoặc lâu hơn, sớm hơn tuỳ trường hợp). Những bệnh nhân đã được phẫu thuật tim do thấp tim vẫn có nguy cơ tái phát nên cũng cần phòng thấp.Sau khi viêm họng, trong cơ thể xuất hiện kháng thể chống lại liên cầu khuẩn. Chính kháng thể này lại phá huỷ mô nội mạc tim và cơ tim, gây bệnh ở tim. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Nội tâm mạc là lớp mô bao phủ thành trong của các buồng tim và van tim. Biểu hiện của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường là sốt kéo dài, khó thở, yếu cơ, đau ngực, đau khớp… Tổn thương tại van tim thường là loét và sùi, gây biến dạng lá van, tổn thương cấu trúc và chức năng của van tim. Đây là bệnh rất nặng, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra suy tim, các biến chứng nặng nề, dẫn đến Tu vong. Hầu hết các trường hợp bệnh được điều trị với kháng sinh. Ngoài ra, điều trị ngoại khoa được đưa ra trong một số trường hợp cần thiết như suy tim không khống chế được do tổn thương van tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân có van tim nhân tạo làm van không ổn định, mảnh sùi to có nguy cơ cao gây tắc mạch… Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gặp ở nam giới nhiều gấp hai lần nữ giới và hiếm khi gặp ở những người khoẻ mạnh, có van tim bình thường. Bệnh thường gặp ở người có tình trạng nhiễm trùng không được điều trị, tiêm chích ma tuý, có bệnh lý tim mạch. Những tình trạng tim mạch khiến bệnh nhân tăng nguy cơ bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh nhân đã được thay van tim nhân tạo, kể cả van cơ học lẫn van sinh học, bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh nhân có bệnh lý van tim mắc phải hoặc van tim hậu thấp, bệnh nhân cơ tim phì đại, bệnh nhân bị sa lá van hai lá gây hở van hai lá… Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh cần giữ vệ sinh răng miệng tốt; đến nha sĩ kiểm tra thường xuyên; tránh những thủ thuật xâm lấn không cần thiết như tiêm chích ma tuý, xăm mình; khám bác sĩ ngay khi có vết thương hoặc dấu hiệu nhiễm trùng… Ngoài ra, những bệnh nhân này cần được phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Để phòng ngừa, BS sẽ cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi được phẫu thuật hoặc được làm các thủ thuật (phẫu thuật trên mô nhiễm trùng, đường tiết niệu, tiêu hoá, hô hấp, can thiệp tim mạch như nong van, thông tim… hoặc những thủ thuật có nguy cơ đưa vi khuẩn vào dòng máu) và trường hợp thường gặp nhất là điều trị răng (nhổ răng, lấy cao răng…) Mangyte.vn
Theo BS-CK1 Ngô Bảo Khoa - Sài Gòn Tiếp Thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-tim-tu-viem-hong-4450.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh viêm họng đau tim viêm họng

Tin cùng nội dung

  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Rối loạn cương dương thường là một triệu chứng xuất hiện nhiều năm trước khi bị cơn đau tim.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY