Đi cầu kiều là một trò chơi dân gian có từ cổ xưa của người Việt, một trò chơi rất đơn giản nhưng không kém phần thú vị nên thường thu hút được rất nhiều người tham gia.
Thường thì trò chơi này được tổ chức trong các lễ hội làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng hiện nay còn rất ít nơi lưu truyền nếu như không nói là hiếm.
Hiện chỉ còn một đến 2 làng sống ven sông hồng ở gia lâm, hà nội là còn tổ chức đi cầu kiều vào mỗi dịp tết đến xuân về.
Trò chơi này thường được tổ chức ở giếng làng hoặc ao trước đình. người dân trong làng chọn một cây tre có thân to và thẳng. Một đầu cây tre buộc trên bờ còn đầu kia buộc vào đầu dây thừng trên cái cọc ở giữa ao.
Lúc này ta có được một cây cầu nhưng lại đung đưa trên mặt nước, phía cuối cây cầu có một cành tre trên đó treo các bao lì xì mầu đỏ. người chơi trò này phải đi từ bờ ao ra đến chỗ treo bao thưởng bằng cây cầu tre lắc lẻo đó.
Đây cũng là đoạn vui nhất vì có khi chưa đi hết cầu mà người chơi đã bị ngã xuống ao. nếu ngã mà chưa lấy được giải thưởng thì phải chơi lại.
Có người vừa kịp túm lấy giải thưởng thì cũng là lúc bị rơi xuống nước và cũng có người chỉ đứng trên cầu chưa đi được bước nào đã ngã. trời nắng còn đỡ chứ trời rét thì rất vất vả, mặc dù ướt như vậy người nào cũng tham gia đến cả chục lần.
Chủ đề liên quan:
đầu xuân đi cầu đi cầu kiều gia lâm hà nội làng Đông Dư lấy thưởng ngã xuống ao. sông Hồng thưởng