Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đây là 3 cách kiểm tra cực nhanh giúp bạn biết được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không?

Bài tập này rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng thực hiện để biết mạch máu của mình có đang bị tắc nghẽn hay không.

Tổn thương và tắc nghẽn mạch máu trong cơ thể là một quá trình diễn ra chậm trong thời gian dài. các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim đều do mạch máu bị tắc nghẽn gây ra. điều đáng nói nhất là, khi mạch máu có vấn đề, rất khó để nhận biết được ngoại trừ phải thực hiện một số xét nghiệm cụ thể.

Trên thực tế, có một số cách để tự kiểm tra sức khỏe mạch máu có thực sự bị tắc hay không. Một trong số đó chỉ cần cử động ngón tay là có thể phát hiện ra được.

3 cách kiểm tra mạch máu có bị tắc nghẽn hay không

1. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào mạch máu giữa ngay trên mu bàn chân

Hầu hết mọi người cảm nhận được nhịp đập ở cổ tay, nhưng ở bàn chân cũng có thể cảm nhận theo cách tương tự. Động mạch nằm ở điểm cao nhất giữa mu bàn chân, nếu chạm nhẹ vào có thể cảm nhận được nhịp đập.

Nắm chặt tay trong 30 giây bạn sẽ biết được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không? - Ảnh 1.

Trên mu bàn chân cũng cảm nhận được nhịp đập.

Đối với những người không bị tắc nghẽn hoặc tắc nghẽn nhẹ động mạch chi dưới, có thể cảm nhận rõ mạch đập ở vị trí bàn chân này. Thế nhưng, nếu sau khi đi bộ, chạm vào vị trí này nhưng không cảm nhận được mạch đập hoặc đập rất yếu, có nghĩa là mạch máu có thể đang bị tắc nghẽn.

2. Kiểm tra mu bàn tay và cẳng chân, xem các tĩnh mạch có lộ ra hay không

Khi máu ở tĩnh mạch bị tắc, áp lực tăng lên, gân sẽ lộ rõ ra bên ngoài, thường là ở tay, bắp chân hoặc mu bàn chân. Dấu hiệu này không áp dụng cho các mạch máu lộ ra đối với những người tập thể dục thường xuyên, mà chỉ những người không tập thể dục.

Nắm chặt tay trong 30 giây bạn sẽ biết được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không? - Ảnh 2.

Gân xanh nổi nhiều cũng là dấu hiệu chứng tỏ tắc nghẽn mạch máu.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường xuất hiện những đường gân xanh ở chân. theo các nghiên cứu lâm sàng, nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch gấp 5,3 lần so với người bình thường, còn nguy cơ ở phổi bệnh thuyên tắc mạch và bệnh động mạch ngoại biên ở người bình thường là 1,73 lần và 1,72 lần.

3. Nắm chặt tay trong 30 giây

Giữ nguyên tư thế nắm chặt tay, sau 30 giây thì thả ra và quan sát máu chảy trở lại. Nếu màu sắc của lòng bàn tay trở lại trạng thái ban đầu trong vòng 3 giây, chứng tỏ mạch máu khỏe mạnh, máu lưu thông tự do mà không bị tắc nghẽn. Nếu sau 5 giây, thậm chí 10 giây mà lòng bàn tay không đổi màu trở lại hoặc vẫn không có màu gì, điều này có nghĩa là mạch máu không đàn hồi, máu quá đặc, không trơn tru. Lúc này phải đề phòng xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu do xơ cứng.

Nắm chặt tay trong 30 giây bạn sẽ biết được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không? - Ảnh 3.

Bài tập nắm tay trong 30 giấy dễ dàng nhận biết được mình có đang bị tắc nghẽn mạch máu hay không.

Từ bỏ những thói quen xấu để bảo vệ mạch máu

Muốn mạch máu tươi trẻ và không bị tắc nghẽn, những thói quen "gây tắc nghẽn" này nên loại bỏ càng sớm càng tốt.

- Ít vận động

Ngồi lâu sẽ sinh ra nhiều tạp chất và mỡ thừa vào máu, làm cho tốc độ lưu thông của máu chậm lại, tạo lipid, huyết khối, dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Nắm chặt tay trong 30 giây bạn sẽ biết được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không? - Ảnh 4.

- Chế độ ăn uống sai lầm

Ăn không đúng thực phẩm dễ gây tắc nghẽn mạch máu, ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, nhiều đường cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu. Theo thời gian, nếu hàm lượng lipid, triglycerid, cholesterol trong máu quá cao sẽ làm tăng độ nhớt của máu, dễ khiến các tạp chất tích tụ lại, gây ra nhiều cục máu đông, làm tắc nghẽn mạch máu, gây nguy hiểm.

- Thức khuya thường xuyên

Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của các mạch máu và làm giảm tốc độ lưu thông máu. Nếu thời gian ngủ quá ít vào buổi tối, bạn có thể cân nhắc để nghỉ ngơi vào buổi trưa.

Bảo vệ mạch máu như thế nào?

- Chế độ ăn uống lành mạnh

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh đối với cơ thể con người là điều hiển nhiên, ăn ít dầu ít muối, nhiều rau và trái cây.

Nắm chặt tay trong 30 giây bạn sẽ biết được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không? - Ảnh 5.

Tránh tắc nghẽn mạch máu cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.

Một số nghiên cứu tin rằng, các axit amin và flavonoid có trong trà hoa cúc có thể giúp ổn định huyết áp, đồng thời cũng có thể giúp bảo vệ mạch máu và tăng độ đàn hồi. Ngoài ra, stachydrine cũng có thể giúp tiêu thụ các chất như chất béo trung tính trong máu và ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.

- Tránh xa Thu*c lá và rượu

Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen hút Thu*c và uống rượu bia. Nó sẽ khiến độ nhớt của máu tăng lên, mạch máu bị lão hóa và mất đi tính đàn hồi, các chất độc hại sẽ tích tụ trong mạch máu để tạo ra cục máu đông.

- Duy trì tâm trạng vui vẻ

Nếu tâm trạng không tốt, cơ thể sẽ bị ứ trệ khí huyết, lâu ngày khí huyết ở trạng thái "ứ" sẽ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Theo QQ, Heho

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/day-la-3-cach-kiem-tra-cuc-nhanh-giup-ban-biet-duoc-minh-co-nguy-co-bi-tac-nghen-mach-mau-hay-khong-20210410083932477.chn)

Tin cùng nội dung

  • Những người bị máu nhiễm mỡ nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, nạc thăn...
  • 6 thực phẩm sau được cho là siêu thực phẩm giúp bạn chống lại các bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư và đột quỵ.
  • Trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số loại trái cây ăn quá nhiều lại gây hại cho sức khỏe.
  • Bệnh mạch vành và cao mỡ máu là một “cặp bài trùng”. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh này.
  • Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị Tu vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót bị di chứng trầm trọng.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Nếu như rối loạn máu mỡ giết dần mạch máu thì nhồi máu cơ tim có thể cướp mạng sống trong phút chốc. Giới văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh này.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY