Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống F0 phổi đông trắng xóa, nhồi máu cơ tim

TP HCM-Nữ bệnh nhân 65 tuổi mắc Covid-19 bị nhồi máu cơ tim cấp, phổi đông đặc trắng xóa, kèm nhiều bệnh nền, là F0 nặng nhất giai đoạn dịch hiện tại.

Ngày 23/8, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết 10 ngày trước bệnh nhân được chuyển cấp cứu từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh tới trong tình trạng suy hô hấp nặng.

Trước đó bệnh nhân mệt, khó thở sau hai ngày khởi phát bệnh, nhập viện trong tình trạng thở nhanh, SpO2 (nồng độ oxy trong máu mao mạch) chỉ còn 65% (bình thường trên 98%), test nhanh dương tính Covid-19. Các bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh xử trí cấp cứu tạm ổn rồi chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - tuyến cuối điều trị Covid-19 tại TP HCM.

Lúc này, tình trạng suy hô hấp do viêm phổi của bệnh nhân đã nặng hơn, phải nâng mức độ hỗ trợ hô hấp thành thở máy không xâm lấn (HFNC). Tuy nhiên, chỉ sau 30 phút, bệnh nhân phải đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn vì phổi phải đã đông đặc, trắng xóa, tiên lượng nặng.

Bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn... nên các bác sĩ nhận định bà có nguy cơ cao xảy ra biến chứng tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim đi kèm. lúc này bệnh nhân đã hôn mê, không thể khai thác thông tin trực tiếp, cũng không có biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ đã chủ động đo điện tim và kiểm tra men tim đánh giá nguy cơ. kết quả đo điện tim biểu hiện không đặc hiệu, nhưng chỉ số men tim tăng đến hơn 45.000 đơn vị, cao gấp 2.800 lần so với bình thường - triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh nhân đang được đặt stent can thiệp nhồi máu cơ tim tại bệnh viện nguyễn tri phương. ảnh: bác sĩ cung cấp

Bệnh viện bệnh nhiệt đới đã liên hệ với khoa tim mạch can thiệp, bệnh viện nguyễn tri phương - nơi có chuyên khoa tim mạch, đề nghị hỗ trợ. qua hội chẩn liên viện, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu cơ tim, cần chụp mạch vành (dsa) để xác định chính xác vị trí thuyên tắc và đặt stent tái thông mạch máu khẩn cấp. đây là phương án duy nhất để cứu sống người bệnh, nếu không đặt stent kịp thời người bệnh có thể tử vong vì nhồi máu cơ tim trước covid-19. muốn làm được điều đó, bệnh nhân phải được chuyển sang bệnh viện nguyễn tri phương.

Vấn đề khó khăn là tình trạng người bệnh đang rất nặng, quá trình di chuyển giữa hai bệnh viện cũng như những can thiệp trên có thể dẫn đến tử vong. Do đó, các bác sĩ của hai bệnh viện gặp trực tiếp người nhà bệnh nhân tư vấn, giải thích kỹ tình hình bệnh và các tình huống có thể xảy ra đối với bệnh nhân.

Được người nhà đồng thuận, ê kíp bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện bệnh nhiệt đới chuẩn bị sẵn sàng xe cấp cứu, máy thở, phương tiện hồi sức cấp cứu để vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện nguyễn tri phương an toàn. trong hai giờ, người bệnh đã được can thiệp nhồi máu cơ tim thành công và đưa trở lại bệnh viện bệnh nhiệt đới tiếp tục điều trị covid-19.

Hiện, sau 10 ngày điều trị tích cực, người phụ nữ hồi phục và được xuất viện.

Theo bác sĩ Phong, đây là ca bệnh Covid-19 nặng nhất trong giai đoạn hiện tại và là ca đầu tiên được chuyển viện để can thiệp đặt stent mạch vành. Ở bệnh nhân này, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng liên viện và sự chuẩn bị kỹ càng các khâu như chuyển viện, cho thở máy sớm... giúp bệnh nhân thoát cửa tử.

Trước đó, bệnh viện đã nhiều lần phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa khác như Nguyễn Tri Phương, Bình Dân, Từ Dũ, Chợ Rẫy, 115... để điều trị cho bệnh nhân mắc "bệnh kép" nguy kịch, như vừa mắc Covid-19, vừa bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết tiêu hóa, mang thai...

Khoa nhiễm d, bệnh viện bệnh nhiệt đới tp hcm đang điều trị cho 38 f0. so với vài tháng trước, tỷ lệ f0 nhập viện tăng cao 4-5 lần. người bệnh nhập viện không vì covid-19 diễn tiến nặng mà do lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư, hiv...), hoặc chưa tiêm đủ 4 mũi vaccine phòng covid-19, bác sĩ phong cho hay.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cuu-song-f0-phoi-dong-trang-xoa-nhoi-mau-co-tim-4502828.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị Tu vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót bị di chứng trầm trọng.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Nếu như rối loạn máu mỡ giết dần mạch máu thì nhồi máu cơ tim có thể cướp mạng sống trong phút chốc. Giới văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh này.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY