Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng: Góc nhìn chuyên gia

Là người tư vấn về Thu*c cho bác sĩ, cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng Thu*c an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh, người dược sĩ lâm sàng rất cần được nâng cao năng lực thực hành. Xoay quanh vấn đề này, các chuyên gia đã có những nhận định riêng

Nhận thấy tầm quan trọng của dược lâm sàng, hiện tại, ở Việt Nam, nhiều BV đã đẩy mạnh nguồn lực này. TS.BS Phan Văn Báu - Giám Đốc BV Nhân Dân 115 cho biết: “BV Nhân Dân 115 đã triển khai “sổ tay hướng dẫn thực hành dược lâm sàng” tại bệnh viện từ tháng 08/2017.

Cũng từ năm 2017, BV đã ưu tiên điều động nguồn lực dược sĩ đến công tác thường trực tại khoa hồi sức tích cực chống độc - là nơi điều trị những người bệnh rất nặng, những người bệnh có ranh giới giữa sự sống và cái ch*t rất gần nhau, chúng tôi thấy rằng, sự sống của họ là vô giá. Những hoạt động trên đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác điều trị, giảm tỷ lệ Tu vong tàn tật, đồng thời giảm chi phí cho người bệnh, gia đình họ và kể cả chi phí của bệnh viện”

TS. BS Phan Văn Báu - Giám Đốc BV Nhân Dân 115

Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại nhiều điểm khó. Theo thống kê trên cả nước năm 2018, trên 462 bệnh viện thuộc 57 tỉnh, số BV đã triển khai hoạt động dược một cách thường quy chỉ đạt 35,9%; 40% các câu trả lời cho biết các hoạt động phối hợp với nhân viên y tế khác đạt mức thỉnh thoảng trở lên.

Đại diện lãnh đạo các BV cũng đã nêu ra những thách thức khi triển khai dược tại cơ cở. TS. BS Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc BV Nhân Dân Gia Định cho biết: “Dược sĩ hầu hết ra trường là chưa có chuyên khoa dược lâm sàng, khó khăn của bệnh viện cũng như cá nhân người dược sĩ là phải vừa làm vừa tự học, tự trau dồi, bồi đắp thêm kiến thức. Nguồn nhân lực dược sĩ lâm sàng, luôn thiếu và không ổn định.

Do đặc thù chuyên sâu của công việc dược lâm sàng, vốn khó khăn hơn các phân môn dược khác, đòi hỏi người dược sĩ phải thực sự tâm huyết theo nghề, phải đầu tư khá nhiều công sức cũng như thời gian và sự ủng hộ của ban giám đốc BV, của Sở Y tế và Bộ Y tế”.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc BV Nhân Dân Gia Định

Tuy nhiên, theo TS. BS Nguyễn Anh Dũng, BV cũng thuận lợi là có được hành lang pháp lý rõ ràng để thực hiện, dưới sự chỉ đạo tổng thể về mặt chiến lược từ Bộ Y tế, sự dẫn dắt, giám sát, động viên của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh.

Đồng quan điểm với TS. BS Nguyễn Anh Dũng, BSCK II Trần Văn Khanh – Giám đốc BV Quận 2, TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Sự quan tâm của các cơ sở y tế với mảng dược nói chung cũng còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực, hoặc các dược sĩ chưa được đào tạo bài bản. Mặt khác, tài liệu hướng dẫn về dược cũng còn những hạn chế.”

BSCK II Trần Văn Khanh - Giám đốc BV Quận 2, TP Hồ Chí Minh

Có thể nói, việc có được những tài liệu tra cứu chuyên biệt, chuẩn hoá sẽ giúp ích rất nhiều cho người dược sĩ trong việc nâng cao năng lực thực hành, từ đó thúc đẩy dược phát triển.

“Thực hành dược là hoạt động mà người dược sĩ dùng các kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về dược để tham gia vào nhóm đa ngành cùng với bác sĩ, điều dưỡng tối ưu hoá dùng Thu*c cho người bệnh. Khi có mặt của người dược sĩ lâm sàng, sử dụng Thu*c được cá thể hoá, bảo đảm phù hợp với từng bệnh nhân, đặc biệt bên cạnh hiệu quả điều trị, người dược sĩ còn chú trọng vấn đề an toàn Thu*c, chi phí dùng Thu*c và cả chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bác sĩ và các nhân viên y tế khác có thể được cung cấp thêm thông tin chuyên sâu về Thu*c để làm căn cứ kê đơn, sử dụng Thu*c; đồng thời dược sĩ cũng hỗ trợ phát hiện các vấn đề liên quan đến Thu*c, các sự cố y khoa tiềm tàng, từ đó giảm thiểu sai sót sử dụng Thu*c, giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp” - PGS. TS. DS Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Dược Hà Nội cho biết.

PGS.TS.DS Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Dược Hà Nội

Trước thực tế đó, ngày 30/10 khi Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế công bố tài liệu “Hướng dẫn thực hành Dược cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm” đã góp phần lấp đầy những khoảng trống của hoạt động dược tại Việt Nam.

Tài liệu cung cấp cho các dược sĩ những hướng dẫn về thực hành Thu*c cũng như các kiến ​​thức về Thu*c trong 3 bệnh lý thời sự nhất hiện nay: đái tháo đường, tim mạch, ung thư, nhằm thúc đẩy sử dụng Thu*c hợp lý, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí y tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Như vậy, người dược sĩ đã có thêm một tài liệu chuyên khoa tin cậy, thiết thực để có thể nâng cao năng lực chuyên môn.

So với những tài liệu giảng dạy về dược khác, tài liệu này được đánh giá là mang đậm nét thực hành hơn hàn lâm, dễ áp dụng ở mọi hạng bệnh viện và mọi nguồn nhân lực.

PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng - Nguyên Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm: “Đây là tài liệu đầu tiên và có tính pháp lý cao nhất về thực hành dược lâm sàng, được xây dựng bởi các nhà chuyên môn và những nhà thực hành đầu ngành trên khắp 3 miền nên nội dung khá phù hợp thực tiễn và tính chất vùng miền.

Từ việc giúp tra cứu một cách nhanh chóng về chẩn đoán và điều trị, chỉnh liều cho các đối tượng đặc biệt, được biểu diễn dưới dạng lưu đồ và bảng biểu, đến các hoạt động dược được phân theo tuyến bệnh viện phù hợp với quy mô và nguồn lực của mỗi tuyến. Ngoài ra, có đánh giá về tương tác Thu*c và các phản ứng có hại. Và tài liệu này còn cung cấp các biểu mẫu để ứng dụng trong việc phỏng vấn khai thác tiền sử bệnh nhân, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá điều trị”

PGS.TS Nguyễn Tuấn Dũng - Nguyên Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về tài liệu hướng dẫn thực hành Dược trong buổi lễ công bố ngày 30/10

Theo đánh giá của BSCK II Trần Văn Khanh mà còn giúp cho các nhà lãnh đạo có cách nhìn khác đi, từ đó có chiến lược thúc đẩy dược phát triển, thúc đẩy việc sử dụng Thu*c hiệu quả trong các cơ sở y tế. Ngoài ra, tài liệu một phần để tập huấn thêm cho các bác sĩ, giúp các bác sĩ nhìn lại việc cho Thu*c của mình để làm sao phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bệnh nhân, hướng tới sự an toàn, hiệu quả nhất cho người bệnh”

Là người làm công tác giáo dục, PGS. TS. DS Nguyễn Thị Liên Hương cũng đánh giá cao tài liệu này trong việc góp phần đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bà Liên Hương cũng đề xuất: “Để phát huy hơn sự đồng bộ cho thực hành dược lâm sàng, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo, cụ thể là các trường đại học Dược nên quan tâm thêm việc đào tạo chuyên sâu và chuyên khoa cho dược sĩ trong thời gian tới.

Đổi mới giáo dục đại học là chuyển đổi sang đào tạo dựa trên năng lực nghề nghiệp. Đào tạo dược trong giai đoạn sắp tới sẽ phải có những bước chuyển lớn trong cả khung chương trình và phương pháp dạy học để sản phẩm đào tạo là những dược sĩ có đủ năng lực thực hiện công tác dược lâm sàng, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu, đào tạo thực hành, đào tạo liên tục”

“Tài liệu hướng dẫn thực hành Dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm” là tài liệu hướng dẫn đầu tiên cấp quốc gia về thực hành dược lâm sàng có tính pháp lý được soạn thảo bởi các chuyên gia đầu ngành cả nước dưới sự chủ trì của Bộ Y tế, được tài trợ bởi Merck Export GmbH Việt Nam (Merck Việt Nam).

Tài liệu được xây dựng bởi 38 thành viên, chuyên gia đến từ2 trường đại học, 17 bệnh viện và 5 hiệp hội trên cả nước dưới sự giám sát chặt chẽ của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế.

Nguyễn Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/day-manh-phat-trien-duoc-lam-sang-goc-nhin-chuyen-gia-n165232.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY