Khoa học hôm nay

Đêm đại hôn của hoàng đế, hoàng hậu phải ăn một món đặc biệt: Không phải đồ hiếm lạ, bạn cũng có thể ăn rồi

Hoàng đế kết hôn, ngoài sự xa hoa thì bản chất vẫn giống với quy trình đám cưới của người dân bình thường.

Trong xã hội phong kiến trung quốc, hoàng đế là đấng tối cao, và rất khó để người bình thường liên lạc, chứ đừng nói đến việc nhìn thấy mặt của ngài thực sự trông như thế nào.

Song hoàng đế cũng là người, đám cưới của ngài cũng phải tuân theo một loạt các quy tắc, chẳng khác gì mấy so với thủ tục dành cho người bình thường, chỉ khác ở chỗ cung cách thực hiện nghi lễ và sự xa hoa.

Sính lễ đại hôn đặc biệt độc đáo, do ngân khố triều đình cung cấp. Các quan viên của Lễ bộ đích thân mang sính lễ và thánh chỉ đến nhà cô dâu, sau đó cô dâu và gia đình thực hiện hành lễ khấu đầu để thể hiện lòng biết ơn.

Ảnh minh hoạ.

Vào đêm động phòng, cung nữ và thái giám thân cận cũng phải tránh đi, không dám làm phiền hoàng đế, nhưng cũng phải bảo đảm túc trực để cần thì có mặt ngay. Tuy nhiên, tương tự như đám cưới dân thường, đám cưới của hoàng đế cũng bao gồm một số nghi lễ tượng trưng.

Người xưa chủ trương khái niệm "nhiều con nhiều phúc", vì vậy đám cưới của hoàng đế cũng có nhiều yếu tố tượng trưng cho sự ra đời của con cái. Vào đêm tân hôn của hoàng đế, hoàng hậu sẽ ăn một thứ đặc biệt, không phải là món quý giá gì cả, mà là thứ ai cũng có thể nếm được, chính là sủi cảo.

"Con cháu đầy đàn" là một tập hợp các món truyền thống được những cặp vợ chồng mới cưới ăn ở miền Bắc Trung Quốc từ thời xưa, bao gồm sủi cảo, mì sợi, màn thầu... Khi các cặp vợ chồng mới cưới ăn những món này, mọi người xung quanh sẽ hỏi họ "sống không" (có được nấu chín hay không) và câu trả lời "sống" (cũng là chữ "sinh" trong chuyện sinh con) có nghĩa là họ sẵn sàng sinh con sau khi kết hôn, giúp gia đình thêm thịnh vượng.

Trong triều đình nhà Thanh, truyền thống này cũng tồn tại, ngoại trừ việc họ ăn thêm một loại mì gọi là "Bo Bo" (mang ý nghĩa phồn vinh, thịnh vượng), tiếng Mãn là sủi cảo. "Bo Bo" ở đây không phải là sủi cảo nhân thịt thông thường, mà làm bằng đậu phộng, táo đỏ và các nguyên liệu khác, được cố tình nấu nửa chín nửa sống để hướng dẫn hoàng hậu trả lời "sống" khi ăn.

Trong chuyện kết hôn và động phòng của hoàng đế và hoàng hậu, tẩm cung còn có rất nhiều đồ vật với ý nghĩa sâu sắc khác. Chiếc giường trong cung điện nhà Thanh khác với giường chúng ta sử dụng ngày nay, nó là một cấu trúc khép kín hoàn toàn với các cột trụ, đồ đạc và rèm cửa, giống như một ngôi nhà nhỏ.

Trong lễ cưới, cặp vợ chồng nhà Thanh nói chung và vợ chồng hoàng đế nói riêng, mới cưới sẽ treo một tấm rèm trên giường của họ, được gọi là "Rèm trăm con", trên đó được thêu một trăm trẻ nhỏ với đủ sắc thái biểu cảm và tư thế, tượng trưng cho nhiều con nhiều phúc. Cũng sẽ có một bức tranh thêu tương tự trên chăn bông, được gọi là "Chăn trăm con", nhấn mạnh mục đích chính của lễ cưới hoàng gia vẫn là để có con.

Trong hoàng thất thời bấy giờ, có nhiều người thừa kế hơn cũng đồng nghĩa với việc có nhiều sự lựa chọn hơn cho ngai vàng.

Mặc dù hoàng đế sẽ chọn những món đồ có ý nghĩa tượng trưng khi kết hôn, nhưng điều này không thay đổi số phận cuối cùng, vì xác suất mang thai vẫn còn thấp. Trên thực tế, số lần hoàng đế và hoàng hậu ngủ chung với nhau không nhiều, và ngay cả hoàng hậu cũng chỉ có thể sống cùng hoàng đế nhiều nhất là một tháng đầu tiên sau đại hôn, sau đó sẽ trở về tẩm cung của riêng mình, chờ đợi hoàng đế chủ động gọi tên nhận ân sủng.

Các phi tần còn lại đương nhiên không được đãi ngộ như hoàng hậu, phải trở về cung của họ vào ngày thứ hai của đám cưới để chờ đợi sự sủng ái của hoàng đế.

Do số lượng phi tần của hoàng đế quá nhiều, cho dù mỗi ngày có một phi tần được thị tẩm theo thứ tự, thì vẫn có một số phi tần thậm chí còn không thể gặp hoàng đế cả năm trời. Do đó, triều đại nhà Thanh đã áp dụng chế độ lật thẻ tên, tương tự như xổ số, hoàng đế lật trúng thẻ có tên phi tần nào thì ngài sẽ ngủ với phi tần đó trong đêm ấy.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.



Theo Phụ nữ số

Link bài gốc Lấy link

https://phunuso.baophunuthudo.vn/dem-dai-hon-cua-hoang-de-hoang-hau-phai-an-mot-mon-dac-biet-khong-phai-do-hiem-la-ban-cung-co-the-an-roi-19324012809300124.htm

Theo Phụ nữ số

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/dem-dai-hon-cua-hoang-de-hoang-hau-phai-an-mot-mon-dac-biet-khong-phai-do-hiem-la-ban-cung-co-the-an-roi/20240129100212540)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY