Kinh tế xã hội hôm nay

Đi lễ đầu năm, cần đặt an toàn phòng dịch lên hàng đầu

Đi lễ đầu năm để cầu bình an, may mắn được xem là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta.

Nhưng, một sự việc thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận vừa diễn ra cuối tuần qua trong mùa lễ hội năm nay đó là “biển người” đổ về chùa tam chúc (hà nam), chùa hương và nhiều điểm thờ tự khác để hành lễ. điều mà nhiều người băn khoăn là công tác phòng dịch covid- 19 tại các lễ hội này ra sao?

Hàng nghìn người đổ về chùa chen lấn hỗn loạn

Sau nhiều ngày đóng cửa vì dịch covid-19, trong 2 ngày 13-14/3, chùa tam chúc đã mở cửa trở lại. bất chấp những khuyến cáo phòng chống dịch covid-19, đã có hàng nghìn du khách thập phương đến tham quan, du lịch chùa tam chúc (hà nam) dịp cuối tuần vừa qua. theo ghi nhận của pv hôm 14/3, ngay từ sáng sớm, từng dòng người đổ về, chen lấn, xô đẩy mua vé để lên thuyền hay đi xe điện, trong đó nhiều người dân khi đi lễ không đeo khẩu trang, tụ tập đông người, gây mất an toàn cho cộng đồng.

Chùa Hương mỗi ngày đón hàng vạn du khách.

Chùa Hương mỗi ngày đón hàng vạn du khách.

Thượng tọa Thích Minh Quang - đại diện chùa Tam Chúc cho biết, trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, chùa Tam Chúc đã đón khoảng 70.000 du khách. Đặc biệt, trong ngày 14/3, lượng du khách đến chùa tăng đột biến, với khoảng 50.000 người khiến một số thời điểm xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ. Lượng khách kéo đến đông ngoài dự kiến khiến ban đầu BQL khu du lịch Tam Chúc không phản ứng kịp. Tuy nhiên, ngay sau đó ban quản lý đã bố trí vài chục xe buýt lớn chở miễn phí người dân vào chùa.

Về lo ngại phòng dịch khi có tới 4-5 vạn người kéo về chùa tam chúc, thượng tọa thích minh quang cho biết, nhà chùa đều thực hiện đầy đủ việc khai báo y tế, các chốt trạm đều liên tục nhắc nhở bà con đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, tuy nhiên không phải lúc nào mọi người cũng đeo khẩu trang vì tâm lý bà con đi du xuân muốn chụp ảnh.

Tại lễ hội chùa hương trong ngày đầu mở cửa đón khách trở lại, đã có gần 3 vạn du khách tìm về vãn cảnh, lễ phật. các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng dịch covid-19 được triển khai đồng bộ, nghiêm túc. đa phần khách tham quan đều có ý thức phòng dịch tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp chủ quan, không đeo khẩu trang hoặc đeo theo cách chống đối. thời điểm di tích tập trung đông người (10-12h), việc duy trì giãn cách khó thực hiện. thuyền đò di chuyển trên suối yến vẫn còn nhiều chuyến chở đông người...

Số lượng du khách đến chùa Tam Chúc quá đông ,dấy lên lo ngại về công tác phòng dịch.

Cần tuân thủ quy định về phòng chống dịch COVID-19

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Sức khoẻ&Đời sống, ông Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, tình hình dịch COVID-19 tại nước ta đang được kiểm soát, xong diễn biến còn khó lường bởi tình hình dịch trên thế giới còn phức tạp, thường trực nguy cơ xâm nhập nước ta. Do đó, việc một số địa phương tổ chức các sự kiện lễ hội, tập trung quá đông người nhưng không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch là tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Do đó, đề nghị các địa phương khi tổ chức các sự kiện đông người như lễ hội cần yêu cầu mọi người tuân thủ các chỉ đạo của Chính phủ, của BCĐ Quốc gia về phòng chống dịch trong tình hình mới, đặc biệt công tác tuyên truyền phòng chống dịch cho người dân, tuân thủ biện pháp 5K nhằm tiếp tục bảo vệ và duy trì thành quả chống dịch mà Việt Nam đã đạt được đến nay.

Cũng về nội dung này, pgs.ts. trần đắc phu, cố vấn cao cấp, trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam, nguyên cục trưởng cục y tế dự phòng cho biết, nhu cầu đi lễ đầu năm cầu bình an, may mắn được xem là nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. nhưng mùa lễ hội năm nay không thể như thường lệ, mà phải thực hiện theo bình thường mới do diễn biến dịch covid-19 trên thế giới vẫn phức tạp, nguy cơ xâm nhập nước ta luôn hiện hữu.

Nhiều địa phương cho phép mở cửa các lễ hội, hoặc lễ chùa, tuy nhiên mấy hôm nay đã xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi chùa, nhưng không thực hiện nghiêm quy định chống dịch của Bộ Y tế, đặc biệt nhiều người không đeo khẩu trang và không thủ giãn cách là rất nguy hiểm. “Nếu trong số đông đó có người nhiễm COVID-19 sẽ dễ lây nhiễm với số ca trong cộng đồng rất lớn và rất khó truy vết nhanh. Thậm chí nhiều người mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng, lẩn khuất trong cộng đồng, khó phát hiện, dẫn đến công tác phòng chống dịch bệnh sẽ thêm khó khăn”- PGS.TS. Trần Đắc Phu bày tỏ lo ngại. Do đó, chuyên gia Trần Đắc Phu khuyến cáo, khi đi lễ trong điều kiện bình thường mới như hiện nay, ý thức người dân cần nâng cao hơn. Càng chỗ đông người càng cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch...

Về phía chính quyền, Ban quản lý lễ hội, khu du lịch tâm linh... cũng cần phát loa thông tin và phân công nhân lực nhắc nhở để người dân tuân thủ đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách... đồng thời bố trí các điểm rửa tay, sát khuẩn tay để thực hiện phòng chống dịch.

Nhà chùa cần có giải pháp phân luồng tiếp nhận du khách theo số lượng nhất định, hoặc ứng dụng cầu nguyện online để đáp ứng nhu cầu tâm linh.

Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm phòng dịch

Để công tác phòng chống dịch COVID-19 ở nước ta đạt kết quả cao, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, yêu cầu người dân và du khách thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Với trường hợp cố tình vi phạm như không đeo khẩu trang, khai báo y tế gian dối… cần xử lý nghiêm để tạo tính răn đe nhằm ngăn chặn phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng.

Ngày 15/3, Công an huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết, sau 2 ngày chùa Hương mở cửa đón khách tham quan, đơn vị đã tạm giữ một số đối tượng chơi cờ bạc, “cò mồi” chèo kéo khách du lịch... Cũng qua tuần tra, Công an huyện Mỹ Đức đã xử lý 2 trường hợp du khách không đeo khẩu trang để phòng chống COVID-19 theo quy định là Phạm Ngọc T. (SN 1993, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), Nguyễn Thành G. (SN 1987, ở phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Mỗi người dân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình theo như lời kêu gọi của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ “mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh”. Có như vậy, công tác phòng chống dịch COVID-19 của nước ta mới sớm được đẩy lùi.

Thái Bình - Đỗ Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/di-le-dau-nam-can-dat-an-toan-phong-dich-len-hang-dau-n188255.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục đúng cách rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, người cao tuổi càng có xu hướng ít vận động, một phần do lo ngại nguy cơ chấn thương. Vậy người cao tuổi nên tập thể dục sao cho an toàn?
  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY