Tai , Mũi , Họng hôm nay

Đi mưa nắng là sổ mũi đau đầu, có phải viêm họng mãn tính?

Tôi 37 tuổi, cứ đi mưa nắng là sổ mũi đau đầu, uống Thu*c khỏe được vài hôm lại tái phát.

Thưa bác sĩ,

Tôi 37 tuổi, cứ đi mưa nắng là sổ mũi đau đầu, uống Thu*c khỏe được vài hôm lại tái phát. Đi BS chẩn đoán là viêm họng mãn tính. Như vậy có chính xác không ạ? Tôi nên điều trị như thế nào? Cảm ơn BS!

(Cong Nguyen - Đồng Nai)

Công Nguyên thân mến!

Khi chúng ta phải làm việc hay đi ngoài trời, thời tiết lúc nắng, lúc mưa thì đây là các yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Khi trời nắng nóng: nếu để nắng chiếu trực tiếp vào người, cường độ lớn kéo dài, cơ thể sẽ bị mất nước, mất điện giải, rối loạn thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa.

Đặc biệt khi nắng chiếu vào vùng gáy sẽ khích thích làm rối loạn trung tâm điều nhiệt ở hành não. Hậu quả sẽ gây sốt cao (còn gọi là cảm mạo hay cảm nhiệt). Bệnh có thể có những hậu quả: sốt cao co giật, cô đặc máu, mất nước nặng, rối loạn điện giải nặng, nhiễm trùng, nhiễm virus, …

Ngược lại, khi trời mưa lạnh: cơ thể nhiễm lạnh, mất nhiệt gây cảm lạnh (cảm hàn), làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, nhất là đề kháng của hô hấp nên dễ nhiễm virus hay vi trùng gây viêm hô hấp trên: viêm mũi xoang, họng, amygdal; viêm hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi...

Do đó bạn cứ đi mưa nắng là sổ mũi đau đầu, viêm họng là vì vậy.

Để hạn chế tình trạng trên, bạn cần phải biết chủ động phòng bệnh tùy theo thời tiết:

- Trời nóng nắng: tránh làm việc trực tiếp khi trời đang nắng gắt nhất là vào giữa trưa, đầu chiều lúc bức xạ mặt trời cao nhất, đội mũ, mặc quần áo che nắng, uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải sau khi đi nắng về (uống chanh muối, nước dừa...), ăn nhiều trái cây có tính mát: thanh long, cam...

- Trời mưa lạnh phải mặc áo mưa, mặc quần áo đủ ấm, giữa ấm mũi họng, tay, chân... ăn và uống nóng, thực phẩm có tính nhiệt (gừng, tỏi, hành...)

Ngoài ra bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các bệnh lý khác tiềm ẩn đi kèm.

Chúc bạn mạnh khỏe!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/di-mua-nang-la-so-mui-dau-dau-co-phai-viem-hong-man-tinh-n87630.html)

Tin cùng nội dung

  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Thăng ma là thân rễ của cây thăng ma, Bắc thăng ma hoặc Tây thăng ma (Cimicifuga sp.). Theo Đông y, thăng ma vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào các kinh phế, tỳ, vị và đại trường. Có tác dụng giải biểu thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thăng dương cử hãm.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY