Khi nhắc đến các thanh bảo kiếm của trung quốc, nhiều người cho rằng đó chỉ là chuyện hư cấu nhưng thực ra cũng không hẳn là bịa. nếu nhắc đến danh kiếm của trung quốc thời cổ xưa nhất thì người ta phải nhắc đến nghệ nhân rèn kiếm âu dã tử. sách việt tuyệt thư phần "ngoại truyền kỳ bảo kiếm" ghi lại rằng biết tài rèn kiếm của âu dã tử, việt vương đã ra lệnh cho ông rèn năm thanh kiếm quý, đó là các thanh trạm lư, cự khuyết, thắng tà, ngư trường và thuần quân.
Trong số này thì thanh Trạm Lư là nổi danh nhất, nó được vua Việt dâng cho vua nước Ngô là Hạp Lư. Đây không phải là vật kiểu truyền thuyết mà sự kiện dâng kiếm đã được Tư Mã Thiên nhắc tới trong Sử ký trong phần “Câu Tiễn thế gia”.
Còn thanh Ngư Trường tương truyền chính là thanh chủy thủ mà Công tử Quang, tức Ngô vương Hạp Lư sau này, giao cho Chuyên Chư để giấu trong bụng cá rồi hành thích Ngô vương Liêu giúp Công tử Quang giành ngôi vua nước Ngô. Ngoài ra, Âu Dã Tử còn rèn cho Sở Chiêu vương ba thanh kiếm khác là Long Uyên, Thái A và Công Bố Thanh Thái A sau này được Tư Mã Thiên nhắc tới trong Sử ký, phần "Lý Tư truyện". Theo lời nói của Lý Tư với Tần Thủy Hoàng khi đó thì Thái A sau này lạc về tay vua Tần.
Các thanh kiếm của Âu Dã Tử được ghi chép vào chính sử chính là một sự xác tín. Điều người ta trước đây thắc mắc chỉ là làm sao tìm được chúng. Tuy vậy, vào năm 1965, người ta đã đào được một thanh kiếm Câu Tiễn bằng đồng dù bị chôn sâu dưới đất hơn 2.000 năm vẫn sắc bén, sáng bóng chứng tỏ trình độ rèn kiếm của các nghệ nhân nước Việt thời Âu Dã Tử đã rất điêu luyện. Đó có thể chính là thanh Trạm Lư trong truyền thuyết. Tương truyền sau đó thanh kiếm lại rơi vào tay Sở Chiêu vương khiến Hạp Lư tức giận mà khởi binh đánh nước Sở, chiếm kinh đô ở đất Dĩnh khiến Sở suýt chút nữa thì mất nước. Về sau nước Ngô mất về tay Việt vương Câu Tiễn, kiếm Trạm Lư lại về nước Việt và được chôn cất cùng Câu Tiễn khi ông qua đời. Vì sự kiện này mà nó đã được nhắc tới trong bài thơ Tương thích Giang Lăng phiêu bạc hữu thi của Đỗ Phủ.
Tại sao người xưa có thể rèn được những thanh kiếm chất lượng đến như vậy? ở thế giới hiện đại thì chỉ có một người giải thích được tường tận chuyện này là tiên sinh trần thời trung, sống ẩn cư ở nam đài loan.
Trần sư phụ đặc biệt nổi tiếng trong thế giới võ thuật Trung Quốc. Lớn lên cùng những tiểu thuyết kiếm hiệp, chịu ảnh hưởng cực lớn từ tư tưởng võ hiệp, Trần sư phụ đã chọn cho mình một con đường mà rất ít người dám đi: trở thành một nghệ nhân chế tác kiếm. Điều này cũng khá “dị” trong thời đại mà súng ống lên ngôi, kiếm không phải là thứ thời trang gì cả.
“Tàng kiếm các” của Trần sư phụ là một giá gỗ lớn chứa hàng trăm cân hợp kim quý hiếm, cùng những thanh kiếm đã được chế tác thành công có giá trị cả vạn USD. Trần sư phụ là người đầu tiên thời hiện đại sở hữu năng lực đặc biệt trong việc tái tạo các loại thanh kiếm (được cho là) đã sử dụng ở Trung Quốc cổ đại.
Để có được kiến thức về kiếm cổ, trần sư phụ đọc rất nhiều. những cuốn sách mô tả các thanh kiếm truyền thuyết, những ghi chú về nơi cất giấu bảo kiếm và tất nhiên cả cách rèn kiếm của những nghệ nhân thời xưa. nói thì dễ nhưng vào việc thì lại không đơn giản. trên thực tế, quá trình tìm kiếm của trần sư phụ trong gần chục năm không thu được những thành tựu cụ thể vì thứ ông kiếm vốn rất dị biệt. điều ông tiếc là cuộc cách mạng văn hóa đã phá hủy rất nhiều những di tích, địa chi, tư liệu về kiểm cổ.
Trần tiên sinh rất mê kiếm cổDo vậy, từ những tư liệu hiếm hoi, Trần sư phụ đã mày mò để tìm cách rèn được kiếm cổ. Không giống như các thợ rèn Trung Quốc thời phong kiến, Trần sư phụ thường rèn… 10 thanh kiếm trong 1 lần. Khi 1 thanh kiếm được làm nguội, hoặc khi bánh mài kiếm đã đạt đủ độ nóng tiêu chuẩn, ông sẽ chuyển sang những thanh kiếm tiếp theo. Dù sao thì thời hiện đại cũng không gì ngoài điều kiện vật tư, đồ nghề hơn thời xưa nên làm nhiều thì rút kinh nghiệm cho dễ.
Kiếm của Trần sư phụ, thường không làm từ một loại thép thuần nhất, mà là một dạng hợp kim được pha trộn theo công thức đặc biệt với độ cứng tối thiểu 58 – theo thang đo độ cứng HRC (Rockwell Hard Scale), thậm chí có thanh kiếm đạt độ cứng lên đến 65. Để tiện so sánh, những lưỡi rừu thường dùng để chặt cây - gỗ chỉ có độ cứng 40-45 HRC. Kiếm từ xưởng Trần gia đơn giản là phải làm đứt đôi một tảng đá, trong chỉ 1 lần chém duy nhất. Ý niệm và yêu cầu về độ cứng ở vật liệu tạo kiếm của Trần sư phụ là đặc biệt quan trọng và ông tin rằng tổ nghề rèn kiếm Âu Dã Tử đã phải có một mỏ quặng rất đặc biệt mới có thể rèn ra những thanh kiếm như Trạm Lư.
Tuy nhiên, nguyên vật liệu chỉ là điều kiện cần. Các thợ rèn khác có thể có vật liệu và máy móc cơ bản. Thế nhưng họ sẽ không bao giờ tạo được ra các thanh kiếm cổ như của Trần sư phụ. Trần Thời Trung đã mất gần chục năm để tìm ra công thức chế tạo kiếm đặc biệt của riêng mình. Kiếm của Trần gia không chỉ cứng, sắc mà còn phải linh hoạt trong việc biến đổi hình dạng. Kiếm của Trần gia có thể uốn cong một góc 60 độ mà không hề biến dạng.
Tất nhiên, bí quyết thì không thể tiết lộ mà Trần sư phụ chỉ có thể nói là ngoài tài thì phải có tâm. Trần sư phụ giải thích trong việc chế tạo kiếm, cái Tâm của người rèn kiếm giữ vai trò quan trọng nhất. “Tâm phải luôn thanh tịnh!”. Ông luôn ngồi thiền trong một giờ trước khi bắt đầu một phiên rèn kiếm hệt như trước khi thực hiện một nghi lễ linh thiêng. Bởi, theo Trần sư phụ, mỗi thanh kiếm phải luôn mang tinh thần và ý niệm của người tạo ra nó.
Trở lại thời Xuân thu, học trò Âu Dã Tử, vợ chồng Can Tương - Mạc Tà được coi là những thợ rèn kiếm giỏi nhất thời đó mà sản phẩm tiêu biểu là hai thanh kiếm Can Tương, Mạc Tà. Quá trình rèn gian khổ cùng độ sắc bén lạ thường của kiếm Can Tương và Mạc Tà đã được ghi lại trong sách vở và chúng trở thành tượng trưng cho những thanh kiếm sắc bén huyền thoại.
Biết tiếng rèn kiếm của Can Tương, Ngô vương là Hạp Lư ra lệnh cho ông rèn kiếm. Thấy nung mãi trong lò bễ mà quặng sắt chưa nóng chảy để rèn kiếm, Mạc Tà hỏi Can Tương: "Sắt không nung chảy giờ phải làm sao?", Can Tương trả lời: "Xưa đại sư Âu Dã Tử rèn kiếm, quặng sắt không chảy phải để một người phụ nữ nhảy vào lò thì việc rèn sau mới thành công". Nghe thấy vậy Mạc Tà bèn tự mình nhảy vào lò bễ, quả nhiên quặng sắt chảy ra và cho ra đời hai thanh kiếm, hùng kiếm (kiếm dương) là Can Tương, thư kiếm (kiếm âm) là Mạc Tà nổi tiếng sắc bén.
Câu chuyện đó có thể là thậm xưng nhưng cho thấy những người làm kiếm không quản gian khổ, không sợ nhiệt độ lò nung mà kiên trì giữ vững ý chí để thực hiện đúng phương pháp rèn kiếm cho dù tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. ngày xưa lò bằng củi than thì việc phải tiếp cận lò gần để rèn kiếm trong khi đảm bảo nhiệt độ, thời gian đúng là nguy hiểm thật. còn giờ, nhờ công nghệ hiện đại nên mọi thứ dễ dàng hơn nhưng không vì thế mà thiếu tâm huyết được.
Theo Trần sư phụ, một trong những bước khó nhất và phải dụng công lâu nhất trong việc chế tạo kiếm chính là là mài kiếm. Trần sư phụ tiết lộ công việc mài kiếm của ông được thực hiện tại một xưởng riêng ở ngoại ô, nơi đặc biệt yên tĩnh cách rất xa những ồn ào phố thị. Như một nghệ nhân với nguồn cảm hứng tinh khiết và bất tận, để hoàn tất công đoạn mài kiếm thì Trần sư phụ phải làm việc tối thiểu 20 giờ liền. Với người bình thường, đó là một công việc đơn điệu và mệt mỏi nên nếu không có tâm thì khó mà làm được.
Nhưng đây không chỉ là công việc mang tính duy tâm mà quả thực nó giống câu có công mài sắt, có ngày thành bảo kiếm. Trần sư phụ giải thích: Việc lau kiếm thường xuyên trong 2-3 năm đầu tiên, thực ra dựa trên một nguyên tắc hóa học đơn giản. “Vật liệu sắt và thép rỉ sét khi chúng tiếp xúc với không khí vì không khí chứa hơi ẩm”.
"Độ ẩm trong không khí được hấp thụ qua các lỗ nhỏ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy trên bề mặt thanh kiếm và sau đó kết hợp với tinh thể kim loại, dẫn đến một sự thay đổi hóa học gây ra quá trình oxy hóa và rỉ sét. Nói cách khác, vật liệu sắt và thép sẽ không rỉ sét nếu những lỗ này bị loại trừ”.
Cách duy nhất để loại bỏ các lỗ nhỏ này là chà xát thanh kiếm cho đến khi nó nóng dần lên, buộc lượng nhôm nhỏ trong nó tan chảy. Vì nhôm có điểm nóng chảy thấp, nó sẽ lan dần đến bề mặt thanh kiếm và tan chảy, từ đó bịt dần các lỗ. Phải mất nhiều năm để hoàn thành điều này.