Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Công nghệ thực tế ảo có an toàn với mắt?

Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality Technology) có thể mang đến cho chúng ta một trận chiến ảo, thế giới dưới nước, khoảng không vũ trụ và có thể hơn thế nữa.
thực tế ảo">công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality Technology) có thể mang đến cho chúng ta một trận chiến ảo, thế giới dưới nước, khoảng không vũ trụ và có thể hơn thế nữa. Với những người sở hữu trò chơi này, các ứng dụng và bộ dụng cụ đeo trán sẽ mang đến những trải nghiệm tích hợp không gian 3 chiều (3D) cho người sử dụng. Không ngạc nhiên gì khi nhiều gia đình sẽ vồ vập kỹ thuật thực tế ảo - VR. Nhưng ảnh hưởng của VR trên mắt như thế nào? Trong khi công nghệ này còn mới và chưa có nghiên cứu dài hơi đáng kể nào được tiến hành thì có vài lời khuyên sau đây chúng ta cần lưu ý:

Cảm giác đắm chìm, hình ảnh 3D

Bộ thiết bị VR tạo ra hình ảnh kích cỡ như thật, không gian 3 chiều ảo, không còn bị hạn chế bởi màn hình nữa. Chúng mô phỏng cách mà con mắt chúng ta vẫn thường làm việc bởi cung cấp hình ảnh cho mỗi mắt có chút khác biệt, do vậy, chúng ta sẽ nhận cảm được chiều sâu. Bộ đeo trán VR dùng 2 nguồn chiếu tới một màn hiển thị hoặc 2 màn hình tinh thể lỏng (LCD) phục vụ cho 2 mắt. Chúng cũng có hệ thống thấu kính đặt chắn giữa mắt chúng ta và các điểm ảnh (pixels). Các thấu kính sẽ hội tụ và tạo hình lại các hình ảnh cho từng mắt và tạo ra hiệu ứng hình ảnh không gian 3 chiều. Dụng cụ VR cung cấp hiệu ứng làm rộng trường nhìn, gây cảm giác chìm ngập trong không gian 3 chiều. Hơn nữa, bộ đeo trán còn dùng được kiểu dẫn đường bằng đầu, hình ảnh dịch chuyển trước mắt khi bạn nhìn lên xuống hoặc nhìn sang hai bên.

Tại sao nhà sản xuất phải đưa ra giới hạn tuổi?

Hầu hết các thiết bị VR được sản xuất ra trên thế giới đều nêu rõ chúng không thích hợp với trẻ dưới 12 hoặc 13 tuổi. Mặc dù không có các nghiên cứu dài hơi nào, nhưng các bác sĩ mắt đồng ý rằng thiết bị đeo trán VR không có gì đáng lo ngại lên sự phát triển của mắt hay chức năng của nó. Giới hạn tuổi cho việc dùng công nghệ VR là vấn đề nhạy cảm nhưng cho đến nay theo chúng tôi được biết công nghệ này không gây hại cho mắt - BS. Stephen Lipsky, chuyên gia Nhãn nhi hành nghề tại bang Georgia (Mỹ) khẳng định như vậy.

Mỏi mắt và mệt

Dùng thiết bị VR hay bất cứ thiết bị kỹ thuật số nào nếu trong thời gian dài đều gây mệt mỏi và khó chịu cho mắt. Đó là bởi vì bạn sẽ có khuynh hướng chớp mắt ít đi so với các hoạt động bằng mắt khác. Điều này gây ra cảm giác khô mắt và mỏi mắt.

Chóng mặt và cảm giác say chuyển động

Nhìn một hình ảnh liên quan đến chuyển động sẽ mang đến bộ não một tín hiệu thị giác không đổi, não ghi nhận liên tục trong quá trình chuyển động thực. Điều này giải thích tại sao khi dùng VR hay dẫn tới chóng mặt. Nếu bạn là người hay say tàu xe, say sóng hay say tàu thuyền thì bạn cũng có nguy cơ mắc chứng say “thực tế ảo”.

Nếu bạn mắc một tật nào đó về mắt, sẽ như thế nào?

Nếu ai đó bị nhược thị (chứng thị lực hai mắt không bằng nhau) hoặc mắt bị lác hoặc một vài bệnh lý khác sẽ dẫn tới mất khả năng hội tụ và nhận cảm chiều sâu, không thể có cảm nhận 3 chiều, sẽ không thể trải nghiệm hiệu ứng 3D hay dùng công nghệ VR. Điều này không có nghĩa là rối loạn thị giác đó gây ra bởi công nghệ VR. Tuy nhiên, trẻ em hay người lớn có những rối loạn trên sẽ hay bị đau đầu và mỏi mắt khi dùng bộ VR. Nếu bạn đang phải đeo kính để khắc phục tật khúc xạ hay bệnh mắt nào đó thì hãy đeo kính đó bên trong, lồng thiết bị VR ra bên ngoài.

BS. Hoàng Cương

((Theo Reena Mukamal, Eyehealth, AAO))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cong-nghe-thuc-te-ao-co-an-toan-voi-mat-n129108.html)

Chủ đề liên quan:

công nghệ thực tế thực tế ảo

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY