Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách xử lý và Thuốc điều trị

Dị ứng thời tiết thể hiện cho tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và phản ứng quá mức với những thay đổi của thời tiết như ánh sáng, nhiệt độ...

dị ứng thời tiết thể hiện cho tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và phản ứng quá mức với những thay đổi của thời tiết như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. căn bệnh này đặc trưng bởi tình trạng phát ban, sự xuất hiện của những sẩn đỏ gây ngứa ngáy và nóng rát dữ dội. các triệu chứng của bệnh thường thuyên giảm nhanh mà không cần chữa trị. tuy nhiên đối với một số trường hợp khác, triệu chứng có thể xuất hiện kéo dài và thường được điều trị bằng Thuốc, thảo dược thiên thiên và các biện pháp chăm sóc.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết thể hiện cho những triệu chứng bất lợi xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một hoặc nhiều tác nhân từ môi trường. cụ thể như ánh sáng, độ ẩm, không khí và nhiệt độ. trong tất cả các triệu chứng bất lợi, tổn thương da là triệu chứng xảy ra phổ biến nhất.

Bệnh dị ứng thời tiết thường xuất hiện và tiến triển tại một thời điểm cụ thể trong năm. cụ thể như bệnh xảy ra khi thời tiết khô lạnh, thời tiết nóng ẩm hoặc nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột (dị ứng trong giai đoạn chuyển mùa).

Thông thường những triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết xảy ra đột ngột. tuy nhiên các tổn thương có thể thuyên giảm và biến mất chỉ sau vài tiếng đến vài ngày. đối với một số trường hợp khác, các triệu chứng có thể xuất hiện kéo dài và tiến triển dai dẳng từ vài tuần đến vài tháng.

Dựa vào thời điểm phát bệnh và tổn thương thực thể, dị ứng thời tiết được chia ra làm hai loại gồm dị ứng thời tiết lạnh và dị ứng thời tiết nóng.

    Dị ứng thời tiết lạnh: Vào mùa đông, không khí hanh khô, nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) sẽ khiến cho làn da trở nên khô ráp. Ngoài ra những ngày có không khí lạnh do mưa ẩm ướt đều có khả năng kích thích và thúc đẩy bệnh xuất hiện.
  • Dị ứng thời tiết nóng: Vào mùa hè, nhiệt độ cao, trời nắng nóng khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, da luôn trong tình trạng ẩm ướt, cơ thể dễ mất nước, tạo điều kiện thuận cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Điều này khiến cho bệnh dị ứng thời tiết dễ dàng hình thành và phát triển theo chiều hướng xấu.

Biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết

Những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết khá đa dạng, tùy thuộc vào hệ miễn dịch và yếu tố cơ địa của từng trường hợp. trong đó những tổn thương ngoài da là triệu chứng điển hình và xuất hiện phổ biến nhất.

Khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể và làn da xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:

    Vùng da tổn thương nổi những ban đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng khi đột ngột tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ nóng. Đặc biệt tình trạng phát ban da sẽ xảy ra ở những vùng da hở như bàn chân, bàn tay, cổ, mặt… Biểu hiện này khiến bệnh nhân thường xuyên mất tập trung, cảm thấy khó chịu do làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Sự thay đổi đột ngột của một số yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, phấn hoa và gió là nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh dị ứng thời tiết xuất hiện.

Ngoài ra một số yếu tố được liệt kê dưới đây cũng có khả năng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của bệnh lý, bao gồm:

    Hệ miễn dịch suy giảm

Những yếu tố nêu trên có thể làm tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch đối với sự thay đổi của thời tiết, môi trường. Đồng thời kích thích và thúc đẩy quá trình sản sinh kháng nguyên IgE.

Kháng nguyên IgE sau khi được sản sinh sẽ nhanh chóng phóng thích histamine (chất trung gian gây dị ứng) ra khỏi phức hợp với protein. Histamine sẽ được giải phóng vào niêm mạc, mô da và kích thích phát sinh ra nhiều triệu chứng bất lợi như phát ban, phù mạch, nổi mề đay, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy…

Mức độ nguy hiểm của bệnh dị ứng thời tiết

Những triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết thường có xu hướng kéo dài và thuyên giảm dần từ 1 – 36 giờ đồng hồ kể từ thời điểm xuất hiện. tuy nhiên thực tế cho thấy, triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết trong một số trường hợp xuất hiện và kéo dài đến vài tuần, thậm chí bệnh có thể dai dẳng đến vài tháng khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu.

Bệnh dị ứng thời tiết thể hiện cho những phản ứng của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với sự thay đổi của những yếu tố trong môi trường. bệnh hầu như chỉ tác động, gây ra những tổn thương ở hệ hô hấp và da với mức độ nhẹ. do đó bệnh lý này hầu như không gây ra những tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên do các tổn thương ngoài da thường xuất hiện đồng thời với tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng nên bệnh nhân có thể bứt rứt, mất tập trung, khó chịu và mất ngủ. Hơn thế phát ban da và sẩn ngứa xảy ra kéo dài còn có khả năng hình thành thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ, làm ảnh không nhỏ đến hoạt động giao tiếp và ngoại hình.

Theo kết quả thống kê, có khoảng 1 – 2% trường hợp mắc bệnh dị ứng thời tiết ở mức độ nghiêm trọng. bệnh khiến tình trạng nổi mề đay cấp tính xuất hiện, lan tỏa nhanh khắp cơ thể và đi kèm với các triệu chứng nặng nề như nghẹt mũi, sưng cổ họng, khó thở, tụt huyết áp, phù niêm mạc mắt.

Trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị, tình trạng nổi mề đay cấp tính và các biểu hiện đi kèm có thể chuyển biến thành sốc phản vệ, gây nguy hiểm và khiến người bệnh Tu vong.

Biện pháp chẩn đoán bệnh dị ứng thời tiết

Bệnh dị ứng thời tiết được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng, tổn thương thực thể. bệnh nhân không cần phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. để chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cho bạn một vài câu hỏi liên quan đến bệnh sử (các bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa như hen phế quản, viêm mũi, viêm da), ảnh hưởng của nhiệt độ, thời điểm xuất hiện các triệu chứng.

Cách khắc phục bệnh dị ứng thời tiết

Đối với những trường hợp nhẹ, các tổn thương thực thể do bệnh dị ứng thời tiết gây ra không quá nghiêm trọng, bệnh và các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm mà không cần phải áp dụng các biện pháp điều trị y tế.

Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể kéo dài trên 36 giờ đồng hồ, phát ban kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội, người bệnh có thể cải thiện bệnh lý bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:

1. Biện pháp điều trị dị ứng thời tiết tại nhà

Đá số các trường hợp bị dị ứng thời tiết đều có mức độ tổn thương từ nhẹ đến trung bình. chính vì thế trước khi quyết định sử dụng Thuốc, người bệnh có thể xem xét và áp dụng một số biện pháp chữa bệnh tại nhà để làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa các tổn thương ngoài da lan rộng khắp cơ thể.

Biện pháp điều trị dị ứng thời tiết tại nhà gồm:

    Chườm lạnh / tắm nước mát

Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh hoặc tắm nước mát để làm co mạch máu, cải thiện cơn ngứa và giảm viêm. Đối với những trường hợp từ nhẹ đến trung bình, biện pháp này có thể giúp bạn giảm đến 80% các triệu chứng.

Để thực hiện, bạn hãy cho một vài viên đá lạnh vào túi vải, sau đó áp trực tiếp lên những vùng da đang bị tổn thương và ngứa ngáy trong 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Trong trường hợp phát ban và ngứa ngáy lan rộng ở nhiều vị trí trên cơ thể, người bệnh hãy tắm bằng nước mát để cải thiện triệu chứng.

    Thoa kem dưỡng ẩm

Làn da thường bị kích thích và khô ráp khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh. bởi trong thời điểm giao mùa, màng lipid của da bị tác động và bị phá vỡ, dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, da khô ráp và bong tróc.

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng trên, người bệnh nên thoa lên những vùng da bị ảnh hưởng bằng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để giúp da phục hồi, lành tổn thương. Đồng thời bảo vệ da khỏi sự tác động của những tác nhân gây hại.

    Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố thuận lợi

Ngoài những biện pháp nêu trên, việc hạn chế tiếp xúc với những yếu tố thuận lợi như mạt bụi, phấn hoa, thức khuya, stress, căng thẳng… là điều quan trọng và cần phải thực hiện trong suốt thời gian điều trị bệnh. bởi điều này có thể làm nhẹ đi triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.

    Tăng cường bổ sung vitamin C

Hệ miễn dịch bị suy yếu được xác định là một trong những yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh dị ứng thời tiết bùng phát.

Do đó trong thời gian mắc bệnh, người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, lựu… vào chế độ ăn uống mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tổng thể, làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các triệu chứng dị ứng.

2. Chữa bệnh dị ứng thời tiết bằng thảo dược thiên nhiên

Để điều trị bệnh dị ứng thời tiết và những biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên mang đặc tính kháng khuẩn, chống dị ứng, tiêu viêm và giảm ngứa. cụ thể:

    Tắm nước trà xanh

Trà xanh chứa nhiều polyphenol (chất chống oxy hóa), khoáng chất và axit amin. Đây đều là những dưỡng chất có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi các mô da bị tổn thương, chống ngứa và giảm viêm.

Người bệnh có thể nấu lá trà xanh tươi để lấy nước tắm từ 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm nhẹ và làm lành những tổn thương trên da. Đồng thời ngăn ngừa mề đay lan rộng sang nhiều vị trí trên cơ thể.

    Uống trà hoa cúc

Không giống như các loại trà thông thường, trà hoa cúc không chứa caffeine. bên cạnh đó, trong loại thảo dược này còn chứa các hoạt chất và thành phần quan trọng mang tác dụng an thần, giảm ngứa và kiểm soát nhanh những hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch. từ đó giúp làm giảm triệu chứng nổi mề đay, ho, sổ mũi, nghẹt mũi… do bệnh dị ứng thời tiết gây ra.

Người bệnh có thể sử dụng hoa cúc tươi hoặc hoa cúc khô cho vào tách. Rót thêm nước nóng và hãm hoa cúc trong 20 phút. Uống từ 1 – 2 lần/ngày để kiểm soát các triệu chứng khó chịu.

    Xông hơi với gừng

Đối với những trường hợp bệnh dị ứng thời tiết khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm, gây ho, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… người bệnh có thể tiến hành xông hơi cùng với gừng tươi.

Hoạt chất Gingerol được tìm thấy trong loại thảo dược thiên nhiên này có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm và kháng khuẩn mạnh. Do đó việc thường xuyên xông hơi cùng với gừng sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ những triệu chứng xảy ra ở đường hô hấp. Đồng thời phòng ngừa bệnh viêm mũi bội nhiễm.

Để thực hiện, người bệnh loại bỏ phần bỏ gừng, rửa sạch, cắt lát và đun sôi cùng với 1 lít nước. Thực hiện xông hơi cho đến khi hơi nóng không còn bốc lên.

    Ngâm nước yến mạch

Thành phần của yến mạch có chứa Avenanthramide – một hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng chống ngứa và chống viêm mạnh.

Chính vì thế, để cải thiện những tổn thương ngoài da và làm giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết, người bệnh có thể hòa yến mạch cùng với nước ấm và tiến hành ngâm tay / chân.

    Đắp nha đam

Nha đam có đặc tính mát, chứa nhiều vitamin và những dưỡng chất có khả năng làm dịu nhanh tình trạng phát ban, nổi sẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy trên vùng da bị tổn thương. ngoài ra chất nhầy và nước trong loại thảo dược này còn có tác dụng cung cấp độ ẩm, kháng viêm, chống khuẩn, phòng ngừa và điều trị khô da, bong tróc da.

Người bệnh sử dụng 1 – 2 nhánh nha đam rửa sạch, loại bỏ phần vỏ, lấy phần thịt bên trong đắp lên vùng da bị tổn thương để giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, kháng viêm và giảm sưng đỏ.

Ngoài các loại thảo dược nêu trên, người bệnh có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh lý bằng cám gạo, mật ong nguyên chất, lá trầu không, quế, lá tía tô và sả. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp tắm hoặc ngâm với nước thảo dược, người bệnh không nên để nước quá lạnh hoặc quá nóng mà phải điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

3. Dùng Thuốc khi cần thiết

Đối với những trường hợp nặng, bệnh dị ứng thời tiết xuất hiện kéo dài kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội, người bệnh có thể đến chuyên khoa da liễu và gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị với một số loại Thuốc sau:

    Thuốc kháng histamine H1

Thuốc kháng histamine h1 khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng chống dị ứng và cải thiên biểu hiện đi kèm bằng cách ức chế histamine ở thụ thể h1. khi thể không giải phóng histamine, những triệu chứng xảy ra ở đường hô hấp và trên da sẽ thuyên giảm đáng kể.

Fexonadine, loratadin, cetirizin là những loại Thuốc kháng histamine h1 thường được sử dụng trong trường hợp dị ứng với yếu tố môi trường.

    Thuốc kháng histamine H2

Nhóm Thuốc kháng histamine H2 thường được chỉ định để làm giảm dịch tiết dạ dày. Tuy nhiên nếu không có đáp ứng tốt với nhóm Thuốc kháng histamine H1, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng đồng thời loại Thuốc này cùng với nhóm Thuốc kháng histamine H2.

Việc sử dụng kết hợp sẽ giúp bệnh nhân hạn chế tối đa hiện tượng phóng thích histamine vào da và niêm mạc. từ đó giúp cải thiện triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết.

    Corticoid

Corticoid là Thuốc chống dị ứng và chống viêm mạnh. vì thế để giảm ngứa và giảm viêm tại chỗ, người bệnh có thể sử dụng corticoid đường bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, Thuốc corticoid đường uống thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng cho những trường hợp dị ứng thời tiết gây nổi mề đay cấp kèm theo viêm và nhanh chóng lan tỏa. tuy nhiên Thuốc chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.

    Thuốc ức chế leukotriene

Leukotriene được xác định là một trong những tác nhân trung gian có khả năng gây dị ứng. Vì thế, nếu người bệnh không có đáp ứng tốt khi dùng nhóm Thuốc kháng histamine, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bạn sử dụng nhóm Thuốc ức chế leukotriene để làm giảm triệu chứng.

    Thuốc kháng thể đơn dòng Omalizumab

Đối với những bệnh nhân bị dị ứng thời tiết nặng, bệnh kéo dài và không có đáp ứng tốt khi sử dụng các loại Thuốc nêu trên, người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu sử dụng Thuốc omalizumab (Thuốc kháng thể đơn dòng omalizumab) để chống lại kháng nguyên ige.

    Một số loại Thuốc khác

Ngoài việc hình thành những tổn thương ngoài da, bệnh dị ứng thời tiết còn gây ra các biểu hiện khó chịu trên đường hô hấp như sổ mũi, đau họng, ho. đối với từng triệu chứng cụ thể và mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị với những loại Thuốc tương ứng.

Trong tất cả các loại Thuốc được liệt kê, nhóm Thuốc kháng histamine được xác định là nhóm Thuốc có thể sử dụng trong thời gian dài do có độ an toàn cao. Ngược lại Thuốc ức chế leukotriene, Thuốc ức chế IgE và corticoid đều được chỉ định dùng trong một thời gian ngắn. Đồng thời giảm liều dùng ngay khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.

4. Điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết không tái phát bằng Thuốc Đông y

Đông y cho rằng, dị ứng thời tiết không đơn thuần là do các tác nhân từ sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu. bệnh có liên quan đến sự suy yếu của tạng phủ, hệ miễn dịch tạo điều kiện cho phong hàn, phong nhiệt, tà độc xâm nhập cơ thể. khả năng thải độc bị hạn chế, huyết nhiệt, huyết táo, độc tố tích tụ dưới da và gây dị ứng nổi mẩn, phát ban và ngứa.

Vì vậy khác với tây y chỉ điều trị triệu chứng, các bài Thuốc đông y đi sâu triệt tiêu căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể. đồng thời kết hợp hài hòa vừa đặc trị vừa phục hồi giúp loại bỏ triệu chứng mề đay, ngăn tái phát hiệu quả. bài Thuốc tiêu ban giải độc thang độc quyền bởi đơn vị khám chữa bệnh bằng yhct hàng đầu trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc là liệu pháp hoàn chỉnh cho bệnh dị ứng thời tiết, mề đay.

Tiêu ban Giải độc thang kế thừa tinh hoa hàng chục bài Thuốc cổ phương được mệnh danh “danh bất hư truyền” trong kho tàng y học dân tộc. Trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng bài Thuốc phù hợp với mọi thể dị ứng, mề đay và mọi thể trạng.

Bài Thuốc chữa mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hài hòa vừa đặc trị vừa phục hồi trong 2 phương Thuốc nhỏ: GIẢI ĐỘC HOÀN và BÌNH CAN HOÀN. Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay theo cơ chế Đông y với các phép trị tiêu độc, tiêu ban, tiêu ngứa, thanh nhiệt, mát gan, lương huyết, ổn định cơ địa, ngăn tái phát.

>> Xem chi tiết: Ưu điểm giúp Tiêu ban Giải độc thang dứt điểm mề đay, dị ứng

Sử dụng tiêu ban giải độc thang người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng mề đay thuyên giảm nhanh chóng theo từng giai đoạn. 95% người bệnh khỏi hẳn dị ứng sau 1-3 tháng dùng Thuốc. số ít trường hợp còn lại thuyên giảm chậm hơn và tỷ lệ tái phát thấp.

Bài Thuốc tiêu ban giải độc thang chữa dị ứng thời tiết với sự kết hợp gần 30 vị Thuốc quý hiếm. các vị Thuốc kết hợp theo tỷ lệ vàng với quy luật phối chế đông y. các chủ dược chính gồm: bồ công anh, kim ngân cành, ké đầu ngựa, phòng phong, xuyên khung, cúc tần, ngài cứu…

100% thành phần bài Thuốc là thảo dược sạch quy chuẩn quốc tế GACP-WHO. Dược liệu được lấy trực tiếp từ dự án phát triển vườn Thuốc nam quy mô hàng trăm ha của Trung tâm Thuốc dân tộc. Chất lượng dược liệu được kiểm soát nghiêm ngặt và được kiểm duyệt chặt chẽ. Vì vậy, bài Thuốc an toàn không tác dụng phụ, ai cũng có thể dùng được từ  trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tiêu ban Giải độc thang chữa mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc bào chế dưới dạng có tinh chất dễ dùng, không phải đun sắc, tiện bảo quản. Bài Thuốc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi mề đay, dị ứng, không tái phát sau điều trị.

Chị đỗ thị ngọc (38 tuổi – phú thọ) bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết. mỗi khi trời mứa nắng thất thường hay thời tiết thay đổi chị lại bị nổi ban và ngứa. tình trạng này tái phát liên tục suốt 1 năm rưỡi dù chị đã chữa trị bằng nhiều cách. biết đến trung tâm Thuốc dân tộc và liệu pháp thảo dược đặc trị mề đay, dị ứng chị ngọc đã thoát bệnh một cách thần kỳ chỉ sau 2 tháng dùng Thuốc tiêu ban giải độc thang.

>> Xem thêm chia sẻ của chị Đỗ Thị Ngọc về hiệu quả của bài Thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp thăm khám và điều trị. Trung tâm là đơn vị có mô hình khám chữa bệnh được Bộ y tế đánh giá cao. Dịch vụ y tế làm hài lòng người bệnh. Trung tâm nổi danh trên các chương trình truyền hình VTV2, là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của hàng triệu người, trong đó có nhiều người nổi tiếng. Báo 24h bình chọn Trung tâm là địa chỉ chữa dị ứng, mề đay hàng đầu.

Để biết thêm thông tin chi tiết, người bệnh và bạn đọc quan tâm vui lòng liên hẹ với trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn, hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả, ngăn tái phát từ thảo dược đông y.

Nên kiêng gì khi bị dị ứng thời tiết?

Trong thời gian mắc bệnh dị ứng thời tiết, cơ thể và làn da thường nhạy cảm, dễ bị tác động và bị kích thích bởi những yếu tố ngoại sinh và nội sinh. trong trường hợp bệnh nhân không kiêng cử đúng cách, các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát mạnh mẽ. đồng thời gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.

Chính vì thế, những người bị dị ứng thời tiết nên kiêng cử những điều sau:

    Thực phẩm có khả năng gây kích ứng và dị ứng cao: Trong thời gian mắc bệnh dị ứng thời tiết, người bệnh nên hạn chế thêm mực, tôm cua, sữa bò, đậu phộng và các loại thực phẩm chứa nhiều đạm vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi việc sử dụng những loại thực phẩm này có thể tác động, kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine và sản sinh IgE vào mô da.
  • Thực phẩm lạnh / nóng: Nhiệt độ đột ngột thay đổi là một trong những yếu tố kích thích bệnh dị ứng thời tiết bùng phát. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm mang tính nóng hoặc lạnh để làm giảm nguy cơ bùng phát tổn thương da.
    Chất kích thích và rượu bia: Chất kích thích, cồn và Ethanol có trong các loại rượu bia có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thời tiết. Đồng thời khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng và tiến triển dai dẳng hơn. Hơn thế việc lạm dụng rượu bia còn gây ứ đọng độc tố trong cơ thể, khiến chức năng gan suy yếu và làm nặng hơn tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Những dị nguyên như hóa mỹ phẩm, lông động vật, mạt bụi, phấn hoa, khói Thuốc lá… đều có khả năng làm nặng hơn những triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết. Vì thế, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên.
  • Không mặc quần áo chật: Sự ma sát giữa da và quần có thể làm tăng quá trình giải phóng histamine của hệ miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các triệu chứng dị ứng bùng phát dữ dội. Chính vì thế trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên mặc trang phục thoáng mát và rộng rãi.
  • Kiêng ra gió: Những người bị dị ứng thời tiết thường có cảm giác ngứa ngáy dữ dội và mề đay nhanh chóng lây lan khi tiếp xúc với gió. Chí vì thế khi bị bệnh, người bệnh nên hạn chế ra ngoài trời. Đồng thời bảo vệ da bằng cách mặc quần áo ấm.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết

Để chăm sóc và phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

    Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi ngay khi bệnh khởi phát. Ngoài ra người bệnh nên giữ ấm cơ thể, đồng thời hạn chế ra ngoài khi trời lạnh.

Bệnh dị ứng thời tiết có thể nhanh chóng thuyên giảm nhưng dễ tái phát khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi, cơ thể suy yếu. nếu các triệu chứng của bệnh xuất hiện và kéo dài trên 36 giờ đồng hồ, người bệnh nên chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị làm giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh lan rộng.

Thông tin hữu ích:

    Nhà văn trẻ thoát khỏi mề đay sau sinh bằng bài Thuốc thảo dược lành tính
  • Sai lầm trong điều trị mề đay ở trẻ em và giải pháp thảo dược hiệu quả, an toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-thoi-tiet)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY