Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dịch bắn ra từ ho, hắt hơi là nguy hiểm nhất

Hà Nội-nCoV lây lan qua các giọt dịch thể của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, đặc biệt nguy hiểm trong khoảng cách dưới 2 mét.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết nguy cơ lây nhiễm tăng cao khi tiếp xúc với người mắc bệnh trong vòng 2 mét trở xuống. Người nào vô tình hít phải hoặc tiếp xúc với các giọt bắn bám trên các bề mặt, quần áo, tay, chân sẽ bị nhiễm. 

Nghiên cứu mới nhất cho thấy nCoV ủ bệnh trong khoảng 5 ngày, thời gian có thể rộng hơn từ hai đến 14 ngày. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng sốt, ho, hắt hơi.

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ vào khu vực cách ly bệnh nhân viêm phổi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Giang Huy.

Khả năng lây lan trong thời gian ủ bệnh của nCoV và virus nói chung thấp, do virus chưa bị cơ thể đào thải thông qua các hoạt động ho, hắt hơi. 

Về khả năng lây lan, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng, virus nCoV sẽ lây nhanh và mạnh hơn so với chủng virus Corona gây bệnh SARS và MERS. 

"Virus phải thông qua các giọt bắn, dịch tiết từ nguồn bệnh mới có thể xâm nhập vào cơ thể người và không tự lây truyền qua đường không khí", bác sĩ Hà nói.

Vì vậy nên đeo khẩu trang để che chắn đường hô hấp và tránh hít phải các giọt bắn có nCoV. Thay khẩu trang thường xuyên và không tiếp xúc với mặt ngoài của khẩu trang.

Bác sĩ Hà cũng khuyến cáo nên che miệng bằng khăn giấy dùng một lần hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi để ngăn chặn virus phát tán ra môi trường xung quanh. Người dân cũng cần duy trì rửa tay thường xuyên để giảm tiếp xúc với virus gây bệnh và tránh mút tay, đưa tay lên miệng, mắt.

Những người đi từ vùng dịch về nên tuân thủ việc khai báo y tế và cách ly trong 14 ngày do có thể đã mang mầm bệnh nhưng chưa khởi phát, dễ lây lan cho cộng đồng. 

Nếu sau 14 ngày không phát bệnh, người đó có thể hoạt động bình thường.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/dich-ban-ra-tu-ho-hat-hoi-la-nguy-hiem-nhat-4048548.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 43 tuổi, cứ thay đổi thời tiết là bị hắt hơi. Hắt hơi liên tục làm phiền toái đến cuộc sống. Vậy xin hỏi quý báo tôi mắc bệnh gì?
  • Tôi 43 tuổi, cứ thay đổi thời tiết là bị hắt hơi liên tục không kiểm soát được. Vậy xin hỏi quý báo tôi mắc bệnh gì? Có cách nào khắc phục không?
  • Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố kích thích như nhiệt độ, môi trường sống (khói, bụi, mùi vị...).
  • Tôi 43 tuổi, cứ giao mùa, thay đổi thời tiết là bị hắt hơi (không kiểm soát được), hắt hơi liên tục làm phiền toái đến cuộc sống.
  • Bạn đừng chủ quan sức khỏe của mình trong mùa mưa nắng thất thường này. Dưới đây là những cách phòng bệnh đơn giản tại nhà.
  • Sức khỏe em tốt, không bị ốm nhưng gần đây, mỗi sáng thức dậy em hay bị hắt hơi liên tục rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân do đâu?
  • Tôi 38 tuổi, gần đây tôi liên tục bị hắt hơi vào buổi sáng sớm, có hôm còn bị chảy nước mũi, sau đó thì mũi đỏ lên rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết tôi mắc bệnh gì và chữa trị bằng cách nào?
  • Mỗi khi thời tiết hay nhiệt độ thay đổi đột ngột tôi hay bị hắt hơi liên tục rất khó chịu. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi bị bệnh gì và cách phòng ngừa ra sao?
  • Mùa xuân là mùa thuận lợi cho các bệnh dị ứng phát triển, trong đó có bệnh viêm mũi xoang dị ứng. Bệnh này rất thường gặp ở nước ta, trên mọi lứa tuổi, giới tính và có xu hướng gia tăng nhanh do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm.
  • Són tiểu khi gắng sức không phải do cơ thể lão hóa, cũng không hẳn do sinh nở nhiều lần, nó có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY