Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Dịch Covid-19: Chuyên gia giải thích lý do người dân đổ xô mua giấy vệ sinh

(MangYTe) Trong bối cảnh toàn thế giới đang đối mặt với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, giấy vệ sinh bất ngờ trở thành mặt hàng được săn lùng đến “cháy hàng” ở nhiều nước.
Các kệ hàng vốn bày giấy vệ sinh giờ đây đã trống trơn. (Nguồn: AFP)

Những ngày qua, có một hình ảnh đã trở nên quen thuộc trên khắp thế giới: từ Mỹ tới Pháp, tới Australia, các kệ hàng trong siêu thị vốn thường bày các loại giấy vệ sinh đều trống trơn. Đó là kết quả của cơn sốt đổ xô đi tích trữ hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh.

Chính xác thì có điều gì ở những cuộn giấy vệ sinh đang khiến người dân ở các nước trên thế giới đổ xô đi mua, thậm chí một số trường hợp người ta còn va chạm để tranh giành nhau những cuộn giấy vệ sinh như trong các đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội những ngày qua?

Lý thuyết trò chơi

Theo các chuyên gia, câu trả lời nằm ở lý thuyết trò chơi: Nếu mọi người chỉ mua những gì mình cần, thì sẽ không có sự thiếu hụt hàng hóa. Nếu ai đó bắt đầu mua sắm điên cuồng, chiến lược tối ưu nhất cho bạn là bắt chước theo.

Nhưng điều này không giải thích được một cách đầy đủ - giấy vệ sinh không thể cứu bạn khỏi sự lây nhiễm và chúng ta cũng chẳng thấy có cơn sốt tích trữ tương tự đối với các mặt hàng chủ chốt khác như thực phẩm đóng hộp - điều mà rõ ràng là cần thiết.

“Tôi nghĩ nó bị gắn vào những hình ảnh gây ấn tượng trên mạng xã hội, vì rõ ràng là các gói hàng là khá đặc trưng và nó trở nên có liên quan trong tâm trí mỗi người như một biểu tượng của sự an toàn”, Steven Taylor, tác giả của cuốn “The Psychology of Pandemics” (tạm dịch là “Tâm lý học của các Đại dịch”) nói với AFP.

“Con người ta cảm thấy cần làm gì đó để khiến bản thân và gia đình an toàn, vì còn điều gì khác mà họ còn có thể làm ngoài việc rửa tay và tự cô lập chính mình?”, Taylor, giáo sư tâm thần học tại Đại học Brishtish Columbia, nói.

Một giả thuyết khác mà Taylor đặt ra có gốc rễ từ sự ác cảm đối với những thứ khiến chúng ta cảm thấy ghê tởm, đặc biệt là khi ai đó cảm thấy bị đe dọa với việc nhiễm bệnh.

“Và vì thế, tôi nghĩ đây cũng là một lý do họ đổ xô đi mua giấy vệ sinh vì điều đó là một cách để tránh sự ghê tởm”, ông nói.

Tâm lý muốn kiểm soát

Các nhà kinh tế học cũng cho rằng mọi người có thể tìm cách loại bỏ một mối hiểm họa theo cách tương đối dễ dàng và hời hợt hơn là làm điều gì đó đáng làm để giảm thiểu các mối rủi ro một cách nhiều nhất có thể.

Điều này còn được biết đến với “khuynh hướng rủi ro bằng 0”.

Người dân đổ xô đi mua giấy vệ sinh ở Australia. (Nguồn: Facebook)

“Suy đoán của tôi là chúng ta muốn có cảm giác kiểm soát được mọi thứ và phải hạn chế hầu bao”, theo Farasat Bokhari - một nhà kinh tế học tại Đại học East Anglia ở Anh.

“Vì thế chúng ta sẽ đi mua những thứ có giá rẻ mà chúng ta có thể mua để có thể tích trữ với suy nghĩ rằng, trước sau gì chúng ta cũng sẽ dùng đến nó”, ông nói.

Một mặt hàng khác đắt đỏ hơn nhưng cần thiết hơn để tích trữ có lẽ là các loại thực phẩm có thể để lâu được. Nhưng nếu các loại thịt đông lạnh, thực phẩm đóng hộp, các loại mỳ sợi khô không phải là những loại đồ ăn mà bạn ưa thích, thì có lẽ bạn sẽ chỉ tốn tiền cho chúng vì cuối cùng bạn sẽ vứt bỏ chúng đi nếu kịch bản tồi tệ nhất không trở thành hiện thực.

Theo Taylor, rất nhiều hành vi cư xử mà chúng ta thấy hiện nay đã từng xảy ra trong các đợt dịch bệnh trước đây, trong đó có cả dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm gần 700.000 người Mỹ thiệt mạng và khiến người dân trong cơn hoảng loạn đổ xô đến các cửa hàng, hiệu Thu*c và tích trữ hàng hóa.

Ở thời điểm đó, thậm chí còn nổi lên thuyết âm mưu rằng virus cúm có thể là vũ khí sinh học của Đức. 

Nói về mạng xã hội trong bối cảnh đại dịch hiện nay, giáo sư Taylor cho rằng nó có cả những điểm cộng và điểm trừ.

“Nó khiến những hình ảnh, những video ấn tượng lan truyền khắp thế giới, nó khiến người ta rơi vào cảm giác cấp bách và bị đe dọa”, theo ông Taylor.

Mặt khác, mạng xã hội có thể có lợi ích lớn về mặt hỗ trợ xã hội, đặc biệt là nếu bạn phải tự cách ly. Vậy chúng ta có được trù định từ trước cho sự sụp đổ của tính kết nối xã hội hay không nếu dịch bệnh kéo dài? Theo Taylor, lịch sử cho câu trả lời “không”.

“Việc gây náo loạn và các hành vi xấu trong các dịch bệnh trước đây là không mấy phổ biến - nó có xảy ra, nhưng phản ứng cốt yếu vẫn nằm trong trật tự, con người đến với nhau, với sự đoàn kết, giúp đỡ nhau và làm những gì tốt nhất trong tổng thể một cộng đồng để đối phó với điều này”, ông nói.

Báo Thế giới và Việt Nam

Anh Nguyễn

(theo Hoàng Phạm/VOV.VN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/dich-covid-19-chuyen-gia-giai-thich-ly-do-nguoi-dan-do-xo-mua-giay-ve-sinh-111677.html)

Tin cùng nội dung

  • Mỗi khi dị ứng rất khó chịu, da bị nổi mẫn đỏ và ngứa, nhiều khi bị nóng lạnh nên tôi phải uống Thu*c mỗi ngày.
  • Con thường vệ sinh D**ng v*t khi tắm bằng dầu gội đầu như vậy có tốt không Mangyte?
  • Có nhiều lý do gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Số trường hợp tái phát cũng tăng cho dù bệnh nhân được điều trị đúng bài bản và theo chỉ định của bác sĩ. Đâu là yếu tố bất lợi khiến vết loét khó lành.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Gần tết rồi, con cái bận công việc, nhà chỉ còn 2 ông bà già nên tôi muốn thuê người dọn dẹp nhà cửa. Nhà tôi 3 tầng, khá rộng, không biết chi phí có cao lắm không, và liên hệ ở đâu? Chúng tôi chưa bao giờ thuê dịch vụ này, có điều gì cần lưu ý, nhờ mangyte.vn chỉ giúp. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều! (Bảy Hạnh - Q. Gò Vấp, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY