Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Dịch Covid-19: Việt Nam cần tránh bài học như Singapore

Dân trí Singapore từng được xem là hình mẫu về chống dịch Covid-19, tuy nhiên số mắc hiện vọt lên hơn 9.000 ca. PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Việt Nam cần tránh bài học như quốc đảo này, không được chủ quan. Cố vấn cấp cao của Bộ Y tế: Dịch Covid-19 khó dự đoán, còn kéo dài WHO: Việt Nam phải luôn sẵn sàng làn sóng thứ 2 của Covid-19 có thể ập đến Sáng 22/4: Không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, thêm 6 bệnh nhân khỏi bệnh

Đầu tháng 3, Singapore chỉ có hơn 100 ca Covid-19, được xem là một trong những hình mẫu về chống dịch. Tuy nhiên, đến nay (sau gần 2 tháng) số mắc tại quốc đảo này đã vọt lên con số hơn 9.000 ca, 11 người Tu vong. 

Tại Việt Nam, số ca bệnh hiện duy trì ở con số 268. Tuy nhiên, sau ngày 22/4, nhiều tỉnh, thành sẽ hết thời hạn cách ly xã hội, một số hình thức kinh doanh, dịch vụ sẽ được cho phép hoạt động trở lại.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết tình hình dịch tại nước có những tín hiệu khả quan. Đã 6 ngày chúng ta không ghi nhận ca mắc mới, một số ổ dịch đã khống chế được, tình hình các ca bệnh xâm nhập hoặc lây lan đều đã được khống chế. 

Tuy nhiên, cần lưu ý tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp. Thế giới có những nơi một ngày có đến hàng ngàn ca bệnh, vài trăm người Tu vong. Vì thế, nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam vẫn còn.

“Đối với các tỉnh có nguy cơ thấp thì chúng ta nới lỏng một số loại hình dịch vụ nhưng quan trọng hơn là vẫn phải đảm bảo việc phòng dịch bệnh”, TS Phu nhấn mạnh.

Cảnh giác với ký túc xá học sinh, sinh viên; khu nhà ở công nhân

Theo ông khi nới lỏng việc giãn cách xã hội, cho phép hoạt động kinh doanh trở lại thì cần có quy định cụ thể loại hình nào được hoạt động, điều kiện hoạt động như thế. Hiện nay đã có quy định cho các xí nghiệp. Nhiều xí nghiệp đã làm rất tốt như đo nhiệt độ của công nhân, bố trí ngồi cách nhau, kể cả ăn cơm cũng phải cách nhau, đeo khẩu trang…

Tuy nhiên, TS Phu lưu ý tại khu nhà ở của công nhân cũng phải có quy định. Trong đó, cần phổ biến tuyên truyền để công nhân biết được cách phòng bệnh, quan trọng nhất là đeo khẩu trang, hạn chế sự tiếp xúc giữa các nhà công nhân, nhóm dân cư khác nhau với nhau, không cần ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Trường hợp nào có dấu hiệu bệnh thì phải được khám, điều trị. Phổ biến kiến thức và ý thức của công nhân là vô cùng quan trọng. 

Bên cạnh đó là khu ký túc xá cho sinh viên, học sinh trung học cũng cần lưu ý, việc phòng bệnh đặt lên hàng đầu. Nếu chúng ta chỉ chú ý ở lớp, trường mà không tập trung chỗ ăn, chỗ ở của các em thì bệnh có thể rất dễ lây lan trong môi trường đó. 

“Điểm rất quan trọng là tránh bài học như Singapore chủ quan, cứ nghĩ rằng dịch chỉ ở đối tượng này mà bỏ sót đối tượng lao động nhập cư. Chúng ta phải làm sao phát hiện được ca bệnh đầu tiên tại những chỗ nguy cơ cao như thế, nếu có phải khoanh vùng, dập dịch ngay sẽ khống chế được ổ dịch”, TS Phu phân tích.

Dịch diễn biến phức tạp, còn kéo dài

Theo chuyên gia, qua giai đoạn giãn cách xã hội, ý thức của người dân được nâng cao, ra đường gần như 100% người dân đeo khẩu trang. Người dân đã biết về bệnh, cách phòng bệnh, biết nếu không làm thì bị xử phạt như thế nào. 

Dù vậy ông một lần nữa nhấn mạnh về sự chủ quan. Trong thời gian qua, giai đoạn dịch căng thẳng thì người dân, chính quyền thực hiện rất nghiêm chỉnh, nhưng dịch lui thì sự chủ quan lại tăng lên. 

Vì thế, theo TS Phu cần phải tuyên truyền, tình hình dịch còn phức tạp. Chúng ta thành công nhưng nếu không làm tốt thì dịch không loại trừ một ai, một người mắc có thể người khác cũng sẽ mắc. 

Ông khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, tránh giao tiếp gần, không đi ra ngoài khi không cần thiết đặc biệt là ng cao tuổi, người có bệnh nền, không tập trung đông người, khai báo y. Trường hợp sốt ho, khó thở mệt mỏi không biết do nguyên nhân gì, không phải do lao động thì phải báo cơ quan y tế. 

Nam Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/dich-covid-19-viet-nam-can-tranh-bai-hoc-nhu-singapore-20200422172238262.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY