Kinh tế xã hội hôm nay

Dịch - Nghề “nguy hiểm”

Trong khung cảnh văn hóa đọc đang bị các phương tiện nghe nhìn khác lấn lướt, nhất là trên thị trường sách hiện có không ít cuốn sách dịch thuộc loại “hàng chợ”...
Trong khung cảnh văn hóa đọc đang bị các phương tiện nghe nhìn khác lấn lướt, nhất là trên thị trường sách hiện có không ít cuốn sách dịch thuộc loại “hàng chợ”, mà tủ sách Khám phá của Phạm Văn Thiều số lượng đầu sách ngày một gia tăng, tiara mỗi cuốn thường là vượt xa các sách thông thường. Được như vậy là do ông đã làm tốt cả hai khâu: tìm đầu vào, những cuốn thực sự là tinh hoa và đầu tư trí tuệ cho việc dịch thuật. Ông thường nói với bạn bè: Dịch là một nghề “nguy hiểm">nguy hiểm”, chỉ sểnh ra một chút là phạm sai lầm. Dịch giả Phạm Văn Thiều vừa được Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước đứng đầu, trao giải ở mảng sách phổ biến kiến thức khoa học công nghệ...

Học tài thi phận

May, rủi luôn đồng hành với mỗi số phận con người. Cậu bé Phạm Văn Thiều quê Nam Trực, Nam Định, suốt tuổi ấu thơ tuy học trường huyện nhưng đã gặp được nhiều thầy giỏi từ Hà Nội hay Khu 4 về dạy, như thầy Khiêm dạy toán, thạo tiếng Pháp, sống độc thân trong ngôi chùa gần trường rồi thầy đi chuyên gia ở châu Phi, bị bệnh ch*t ở nơi đất khách quê người; thầy Thiệu người Hà Tĩnh dạy văn, con nhà địa chủ suốt đời chỉ dạy cấp 2... Và hai môn ấy cậu đều học tốt. Năm 1962, Ty Văn hóa Nam Hà mở cuộc thi thơ, cậu đoạt giải 3, hôm nhận giải rất hồi hộp và sung sướng khi diện kiến hai người nổi tiếng của quê nhà: nhà thơ Nguyễn Bính, nhà văn Chu Văn. Tốt nghiệp phổ thông năm 1964, bạn bè cứ tưởng cậu sẽ thi Tổng hợp văn, đùng một cái đỗ Tổng hợp lý, cậu bảo: Mình thích toán hơn, nên học ngành vật lý lý thuyết dùng nhiều đến toán. Phạm Văn Thiều sức học ngang ngửa với các bạn đứng đầu lớp như Vũ Công Lập, Nguyễn Văn Liễn, hai người sau này đều học một lèo đến tiến sĩ khoa học và làm việc ở những viện nghiên cứu lớn, còn Phạm Văn Thiều thì từ buổi ra trường chuyển nhiều nơi, dạy học, rồi nhập ngũ, về bằng cấp cứ... dậm chân tại chỗ. Dẫu có năng lực và chí tiến thủ, đến khi có điều kiện học lên, bất ngờ anh lại phải nếm trái đắng “học tài thi phận”. Năm 1976, là giảng viên Khoa Cơ bản Đại học Kỹ thuật quân sự, Phạm Văn Thiều được cử đi thi nghiên cứu sinh, anh đạt điểm chuyên môn cao nhất trong số những thí sinh vật lý lý thuyết năm ấy, nhưng vẫn bị loại vì tổng hợp các môn còn thiếu nửa điểm. Rồi 6 năm sau, anh mới được cử đi thực tập sinh tại Viện Vật lý hạt nhân thuộc Đại học Paris-Sud. Anh đã làm nhiều người ngạc nhiên khi trong vòng hơn một năm trên đất Pháp, đã có 3 công trình nghiên cứu đăng ở các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Physics letter; Physical review letters... Từ đây, có người khuyên anh nên tiếp tục đào sâu để hoàn thành một luận văn tiến sĩ vật lý. Từ ngày sang nước bạn, anh vùi đầu trong thư viện, thu lượm được một khối lượng kiến thức bằng nhiều năm ở nhà, nhưng tuổi gần 40 rồi, chỉ nên tranh thủ học thật nhiều, đọc thật nhiều thôi! Vậy là anh đã bỏ qua cơ hội cuối cùng để có bằng cấp. Sử dụng thành thạo các ngữ Pháp, Anh, Nga, về lại trường quân sự, ngoài giảng dạy anh còn làm thêm việc viết báo, dịch truyện ngắn. Đến một hôm, người thầy cũ là GS. Cao Chi có trong tay một bản photocopy cuốn Lược sử thời gian của nhà vật lý lý thuyết lừng danh người Anh Stephen Hawking, thầy bảo: Mình với Phạm Văn Thiều cùng dịch nhé. Có người gàn: Dịch làm gì mất thì giờ, nhuận bút thấp, sách đặc sệt khoa học, ai mua! Nhưng, một nhà vật lý người Anh lại mách anh một điều: Mẹ tôi biết gì về vật lý, mà Lược sử thời gian là cuốn gối đầu giường của bà đấy. Thế rồi thầy trò quyết định cùng dịch, lại được nhà làm sách Lê Huy Hòa nhiệt tình ủng hộ, bỏ vốn in. Không ngờ, sách viết ra bởi một bộ óc thiên tài biết chuyển tải những điều cao siêu, xa lạ bằng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu, súc tích, hai dịch giả chuyển ngữ một cách tài hoa nên đã được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Hàng vạn bản bán hết trong thời gian ngắn, đến nay đã tái bản 10 lần (Cuốn này đã dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới, với 9 triệu bản). Tình yêu văn học thuở nào bỗng bừng dậy trong anh. Từ cú hích ban đầu, Phạm Văn Thiều hăng hái bắt tay vào công việc mới. Sách phổ biến khoa học có 2 loại. Loại thường gọi là sách khoa học thường thức, chủ yếu viết cho thiếu nhi, kể về một nhà bác học hay một phát minh nào đó trong quá khứ, kiến thức thường đơn giản. Loại thứ hai, có thể gọi là sách phổ biến khoa học tinh hoa, viết về những thành tựu khoa học mới nhất, trong đó không chỉ nêu các sự kiện khoa học, mà chủ yếu vạch ra những trăn trở trên con đường thực hiện các ý tưởng lớn, bên cạnh đó còn nêu những mối quan hệ không hề đơn giản giữa các nhà khoa học, đại thể nó cũng tựa như một cuốn tiểu thuyết vậy. Và tác giả những cuốn kiểu này thường là nhà khoa học lớn. Ngay từ đầu, Phạm Văn Thiều chọn mảng sách thứ hai. Dấn thân vào một lĩnh vực như vậy sẽ không hề dễ dàng, tác giả ngoại hạng, thì dịch giả cũng phải ngoại hạng!

Cặp đôi hoàn hảo

Phạm Văn Thiều chưa có may mắn được gặp tác giả cuốn sách đầu tiên mình dịch, song chỉ ít lâu sau đó anh đã được tiếp cận một nhà vật lý thiên văn khác, cũng rất nổi tiếng đến từ Đại học Virginia, Mỹ, đó là GS. Trịnh Xuân Thuận. Nhà vật lý thiên văn gốc Việt này có một lý lịch khoa học đáng nể: nhận bằng Ph.D về vật lý thiên văn tại Đại học Princenton năm 26 tuổi (1974), dưới sự hướng dẫn của nhà vật lý thiên văn xuất chúng Lyman Spitzer, cha đẻ của kính thiên văn không gian Hubble. Ông là tác giả của 230 công trình về sự hình thành, tiến hóa của các thiên hà và về tổng hợp các nguyên tố nhẹ trong “Vụ nổ lớn”. Cuối năm 2004, nhờ quan sát qua kính thiên văn Hubble, ông đã có một khám phá quan trọng, tìm ra thiên hà trẻ nhất, được đặt tên là I Zwicky 18... Nhưng ông còn là một nhà văn tài danh. Từ những năm cuối thế kỷ XX, ông dành thời gian viết sách phổ biến kiến thức khoa học. Nhiều cuốn của ông đã được nhận các giải thưởng lớn, như của Hiệp hội các nhà văn Pháp ngữ (cho tác phẩm Cái vô hạn trong lòng bàn tay); của Viện Hàn lâm Pháp (Những con đường của ánh sáng); Giải thưởng Kalinga 2009 về phổ biến khoa học của UNESCO; Giải thưởng thế giới Cino del Duca năm 2012 của Viện Pháp quốc, sánh vai cùng các nhà văn nổi tiếng từng được trao giải thưởng này như Milan Kundera, Mario Vargas Llosa (Nobel văn học 2010). Tháng 4/2014, ông đã được Chính phủ Pháp trao Huân chương cao quý Bắc Đẩu bội tinh, vì những cống hiến to lớn cho văn hóa Pháp và thế giới.

Tác phẩm đầu tay của Trịnh Xuân Thuận là Giai điệu bí ẩn, từ cuối năm 1999 ở Hà Nội Phạm Văn Thiều đã có trong tay một bản tiếng Pháp và ông trao đổi với tác giả qua email. Mặc dù ở nước ngoài đã lâu, nhưng lối tư duy và diễn đạt của tác giả vẫn gần gũi với người Việt, lại cộng với cách hành văn sáng sủa, khúc chiết, đã tạo ra sự cộng hưởng cho Phạm Văn Thiều trong công việc chuyển ngữ đầy hào hứng. Đến tháng 8/2000, Trịnh Xuân Thuận về nước lần thứ hai (Lần đầu ông tháp tùng Tổng thống Pháp Mitterrand thăm nước ta) để tham gia chương trình Gặp gỡ Việt Nam, cũng là lúc cuốn Giai điệu bí ẩn do Phạm Văn Thiều dịch vừa ra mắt bạn đọc. Hai người lần đầu gặp nhau mà như đã quen từ lâu. Một lần vào thăm Văn Miếu, Trịnh Xuân Thuận trầm ngâm hồi lâu bên hàng bia tiến sĩ, ông nói với bạn: Tôi hiện có cuốn sách nhỏ, hơi có tính chất tiểu sử, liệu anh có muốn dịch không? Phạm Văn Thiều bảo, anh cứ gửi cho một bản. Một năm sau, cuốn sách ấy ra mắt bạn đọc Việt Nam với tựa Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận. Cũng tại Văn Miếu hôm đó, Trịnh Xuân Thuận trao Phạm Văn Thiều cái quyền dịch toàn bộ tác phẩm của ông. Cũng vì chuyện “trao quyền” này mà lần sau nhà vật lý thiên văn Mỹ gốc Việt về nước, có dịch giả nọ bê đến cho ông một chồng bản thảo dịch cuốn sách mới ra mắt ở Pháp, “cha đẻ” cuốn sách liền bảo vị đó đưa lại để “cha nuôi” toàn quyền quyết định. Vì người dịch không có chuyên môn về vật lý nên bản dịch nhiều chỗ chưa chuẩn (chẳng hạn “cơ học thiên thể”, dịch là “cỗ máy của trời”...). Song, tiếc cho công phu và sự nhiệt tình của dịch giả cao tuổi, Phạm Văn Thiều đã đồng ý hiệu đính, dịch lại một số phần và cuối cùng cuốn sách đã được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành, ghi đồng dịch giả. Vốn tiếng Pháp và tiếng Anh khá sâu, nhất là có lợi thế của một nhà vật lý thực thụ, song Phạm Văn Thiều không “độc quyền”. Ở một số cuốn sách, ông chủ động cộng tác với các dịch giả khác mà ông cho là có những mặt mạnh nhất định, như cuốn Nghệ thuật và vật lý (tác giả Leonard Shlain) dịch cùng Trần Mạnh Hà; cuốn Những con đường của ánh sáng (Trịnh Xuân Thuận), dịch cùng Ngô Vũ; 5 phương trình làm thay đổi thế giới (M.Guillen), dịch cùng Trần Quốc Túy... Hai người con gái và con trai của Phạm Văn Thiều khả năng sinh ngữ tốt, ông cũng “tận dụng”, cha con đã cùng dịch một số cuốn.

Kể từ cuốn đầu tiên Giai điệu bí ẩn, đến nay Phạm Văn Thiều đã dịch 10 cuốn của riêng Trịnh Xuân Thuận, sách vừa ấn hành ở phương Tây (tiếng Anh hoặc Pháp) là không lâu sau đó đã có bản dịch tiếng Việt, đều do Nhà xuất Trẻ ấn hành, được phát hành rộng rãi trong nước. Có thể nói, hai người thực sự là một “cặp đôi hoàn hảo”.

Qua internet và thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp, Phạm Văn Thiều luôn săn tìm những tác phẩm phổ biến khoa học tinh hoa mới nhất của nhiều tác giả, để bạn đọc có món ăn tinh thần phong phú, đa dạng. Được biết, cuối năm 2014 tại Ý có cuốn 7 bài giảng ngắn gọn về vật lý vừa in đã bán hết veo 150.000 bản, thế là ông nhờ Nhà xuất bản Trẻ đặt trước với tác giả để khi có bản tiếng Anh sẽ dịch ra tiếng Việt ngay. Phạm Văn Thiều còn cùng hai bạn học Vũ Công Lập và Nguyễn Văn Liễn lập ra tủ sách Khám phá khoa học, đến nay đã có hàng trăm đầu sách, ngoài các cuốn sách bán chạy của tác giả Trịnh Xuân Thuận, còn có các cuốn khác đều thuộc loại best- seller như: Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ của B.Greene; Định lý cuối cùng của Fermat của Simon Singh; Cuộc chiến lỗ đen của L. Suss Kind; Ngôn ngữ của đối xứng của Mario Livio...

Hôm Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh tổ chức trao giải cho ông ở khách sạn Rex TP. Hồ Chí Minh, ông rất cảm động vì được nhận nhiều hoa, không chỉ ở người thân, bạn bè mà trong số những người đến chúc mừng có nhiều độc giả không quen biết, họ nói tủ sách Khám phá có cuốn nào mới là tìm mua bằng được và rất cảm ơn người dịch đã cho họ nhiều khám phá mới bổ ích, lý thú. GS. Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức đánh giá rằng: Dịch từ nguyên bản những ấn phẩm như vậy thật là kỳ công. Ở đây dịch thuật còn là một nghệ thuật và dịch giả thật sự là đồng tác giả của phiên bản chuyển ngữ.

Gần 20 năm kiên trì tạo dựng được một nghề, được một tủ sách đồ sộ, đến hôm nay dịch giả Phạm Văn Thiều càng thấm thía câu của cổ nhân “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”!

Phạm Quang Đẩu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dich-nghe-nguy-hiem-17844.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Phải khó khăn, chịu nhiều thị phi lắm người phụ nữ bất hạnh, chịu cảnh câm điếc bẩm sinh mới sinh được đứa con trai duy nhất. Vậy mà một T*i n*n thương tâm đã khiến đứa con trai ngoan hiền, hết mực thương yêu chị bị chấn thương sọ não, hôn mê bất tỉnh. Khánh kiệt, nên chăm con nơi bệnh viện, chị chỉ biết nuốt nước mắt cầu xin trời đừng cướp đi sự sống của con trai.
  • Có 455 đại biểu (chiếm 92,11% tổng số đại biểu) biểu quyết thông qua ngày bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2011 là chủ nhật 22.5.2016.
  • Thực tế, những suy nghĩ về một anh chàng điển trai nào khác hoàn toàn có thể chấp nhận được khi bạn đã tìm được người bạn đời cho mình.
  • Qua khảo sát, Viện khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội đưa ra đánh giá trên địa bàn có 104 chung cư đã hư hỏng, xuống cấp đặc biệt nghiêm trọng, cần phải kiểm định chất lượng công trình.
  • Đến năm 2020, khai thác và phát triển ít nhất 100 nguồn gen có giá trị ứng dụng để phát triển phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, y - dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh - quốc phòng.
  • Qua bài viết này chỉ muốn gửi đến bạn đọc những kiến thức khoa học về tâm S*nh l*, hy vọng sự hiểu biết này sẽ giúp cho đời sống lứa đôi thêm hương sắc và đây cũng là một cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.
  • Một số nước trên thế giới và trong khu vực hiện đã và đang xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kết nối dịch vụ vận tải trên nền tảng ứng dụng CNTT. Việt Nam cũng đã có những bước đầu trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động mới mẻ này.
  • Trong y học, đặc biệt là lĩnh vực cơ xương khớp, phương pháp chữa bệnh kết hợp Thu*c gia truyền và phương cách chữa trị của y học hiện đại đã giúp Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chữa khỏi cho nhiều người
  • T*nh d*c là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đồng thời nó là một trong những yếu tố gắn kết tình cảm vợ và chồng.
  • Khoa học công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống con người. tuy nhiên, bên cạnh cái được, mặt trái lại bị bỏ qua, nhất là những căn bệnh phát sinh từ cuộc sống hiện đại, lệ thuộc quá mức vào các thiết bị truyền thông cho đến các chứng nghiện nguy hiểm và cả căn bệnh dị ứng nan y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY