Kinh tế xã hội hôm nay

Diễn biến mới nhất về sức khoẻ 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, đến nay 52 bệnh nhân mắc COVID-19 hiện đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở y tế. Trong số 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, hai người có tiến triển hơn, riêng nam bệnh nhân phi công vẫn tiên lượng còn nặng.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này đã có 219/271 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện.

52 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại hiện đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó riêng tại bệnh viện tuyến trung ương điều trị, theo dõi sức khoẻ cho 40 bệnh nhân; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị, theo dõi cách ly 11 bệnh nhân và tuyến huyện là 01 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân có sức khoẻ ổn định;

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện đã có 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2

Vè sức khoẻ của các bệnh nhân COVID-19 nặng, hiện có 2 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và 1 bệnh nhân khác là nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

Diễn biến mới nhất về sức khoẻ 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng - Ảnh 1.

Các chuyên gia và các y bác sĩ đang nỗ lực để chăm sóc, điều trị và cứu các bệnh nhân mắc COVID-19 hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh hoạ

BN 19: Bệnh nhân thở máy qua mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, ran nổ 2 bên giảm. Bệnh nhân tỉnh tiếp xúc tốt, cơ lực cải thiện không có phù trên lâm sàng, tiểu qua sonde; Ăn nhỏ giọt qua sonde, đỡ trào ngược; Da niêm mạc hồng; Bệnh nhân trong ngày không sốt. Đến thời điểm này, đây là bệnh nhân COVID-19 hiện đang điều trị lâu nhất ở nước ta, đã gần 2 tháng kể từ khi nhập viện.

Bệnh nhân này đã từng trải qua những ngày nguy kịch, phải can thiệp ECMO liên tục từ ngày 19/3, tuy nhiên qua quá trình điều trị sức khoẻ của bệnh nhân có nhiều tiến triển, đã không còn phải phải can thiệp ECMO từ ngày 6/4

BN 161: Bệnh nhân thở máy qua mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, không ran, đờm ít, đặc, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập thở, cơ lực khá. Tim nhịp xoang, tần số tim 83-108 chu kì/phút. Huyết áp trung bình 76-108 mmHg.

Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, bệnh nhân hiện vẫn liệt cứng 1/2 người (T). Tập vận động thụ động cho bệnh nhân 2 lần/ngày. Bệnh nhân cũng đã đỡ phù vùng cánh tay (T), mí mắt; Bệnh nhân ăn qua sonde; tiểu qua sonde. Da niêm mạc kém hồng. Bệnh nhân hiện không sốt.

Đây là cụ bà 88 tuổi, quê Hưng Yên. Bệnh nhân được chuyển từ khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai sang khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) hôm 25/3, với chẩn đoán chảy máu não thất, phát hiện tăng huyết áp 2 tuần, chụp CT phổi có tổn thương phổi trái. 3 ngày sau khi nhập viện, tới ngày 28/3, bệnh nhân có xu hướng tổn thương phổi tăng hơn. Tới ngày 2/4, nữ bệnh nhân này phải thở ôxy, sau đó mở nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực. Sau đó bệnh nhân được chỉ định thở máy.

BN 91: Hiện bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân vẫn nằm yên/an thần, không sốt. Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi phải. Siêu âm tim phổi: tim co bóp đồng bộ, không tràn dịch, Bline mặt trước, phổi trái Bline nhiều, đông đặc vùng thấp, co nhỏ nằm khoang liên sườn 3-4.

Bệnh nhân đang điều trị kháng sinh, hỗ trợ hô hấp/ mở khí quản; ECMO; Lọc máu; Kiểm soát Rối loạn đông máu, dẫn lưu khí màng phổi phải

Trước đó, ngày 17/3, BN91 khởi phát sốt, ho và đến chiều 18/3 tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh khám, nhập viện với tình trạng X-Quang có tổn thương nhu mô phổi phải. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh xét nghiệm dương tính vào khuya ngày 18/3. Mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 20/3. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị cách ly tại bệnh viện cho đến nay.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này đã nhiều lần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên xen lẫn trong đó là những lần dương tính yếu. Kết quả xét nghiêm lần gần đây nhất- ngày 30/4, bệnh nhân này đã âm tính với virus SARS-CoV-2.

Theo Sức khỏe và đời sống

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/dien-bien-moi-nhat-ve-suc-khoe-3-benh-nhan-mac-covid-19-nang-20200504071721696.chn)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY