Cây thuốc quanh ta hôm nay

Đơn châu chấu, cây Thuốc giải độc

Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp, Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc

Đơn châu chấu, Cuồng hay Đinh lăng gai - Aralia armata (Wall), Seem, thuộc họ Nhân sân - Araliaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - 2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cành mọc loà xoà. Lá lớn, kép lông chim 2 - 3 lần, có 9 - 11 lá chét có phiến hình trứng dài 4 - 8 cm, rộng 2 - 3cm, nhẵn cả hai mặt, nhưng trên gân có những gai nhỏ như sợi tơ; cuống lá có bẹ. Cụm hoa chuỳ gồm nhiều tán dài; cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu lục, vàng nhạt. Quả hạch hình tròn, màu đen.

Mùa hoa quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Rễ, vỏ rễ và lá - Radix, Cortex Radicis et Folium Araliae Armatae.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Himalaya, lan tràn qua Ân Độ sang Lào, Việt Nam, Malaixia, thường mọc trên các nương rẫy cũ ven rừng vùng núi miền Bắc, vùng núi Tây nguyên, cho tới vùng núi các tỉnh Nam Bộ.

Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch phơi khô. Lá non thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Trong lá có tỷ lệ theo g% nước 84,5; protid 3,1; glucid 8,3; xơ 2,5; tro 1,5; và theo mg%: caroten 1,65, vitamin C 12,5; Rễ chứa saponin triterpen.

Tính vị, tác dụng

Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lôi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ rễ, rễ thường dùng chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm amygdal, viêm bạch hầu, viêm khớp, viêm thận phù thũng, viêm sưng vú. Lại dùng chữa phong thấp tê bại, dao chém thương tích, sốt rét cơn và rắn cắn. Lõi thân dùng làm Thuốc bổ. Lá non dùng làm rau ăn (do có nhiều gai nên gọi lá Rau gai). Lá dùng đắp mụn nhọt. Nhựa của nõn non dùng chấm làm tan chắp leo ở mắt. Quả sao khô, tán bột thổi vào mũi chống ngạt mũi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Đồng bào vùng núi thường lấy lá non, chồi non về luộc hay xào ăn như các loại rau khác. Có thể tước bỏ gai trước khi xào, nhưng ở những nõn non thì sau khi xào gai cũng trở nên mềm. Để làm Thuốc, thường dùng 10-30g rễ khô sắc nước uống; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị Thuốc khác.

Đơn Thuốc

Viêm khớp: Rễ Đơn châu chấu 10 - 30g sắc uống, thường phối hợp với Xà cừ và Mặt quỷ.

Bạch hầu, bí đái: Dùng 8 - 12g rễ cây sắc nước uống.

Rắn cắn: Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp.

Sưng vú: Rễ giã với muối, trộn nước vo gạo đắp. Phối hợp với vỏ cây Sảng, lá Mua đỏ, Bồ công anh và Kim ngân.

Ho lâu ngày: Rễ Đơn châu chấu, cùng với vỏ cây Khế chua, liều lượng bằng nhau, đều 20g, sắc nước uống.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/don-chau-chau-cay-thuoc-giai-doc/)

Tin cùng nội dung

  • Lựa chọn các loại nước ép rau giúp giải nhiệt mùa hè và phòng bệnh sẽ là một biện pháp hữu hiệu.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY