Khoa học hôm nay

Đồng bộ các giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt

(HNM) - Nhằm đem lại môi trường sống trong đô thị ngày càng tốt hơn, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số quy định mới và giải pháp trong quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn... hướng tới xử lý rác thải triệt để hơn và hiệu quả hơn.

(hnm) - nhằm đem lại môi trường sống trong đô thị ngày càng tốt hơn, ubnd thành phố hồ chí minh đã đưa ra một số quy định mới và giải pháp trong quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn... hướng tới xử lý rác thải triệt để hơn và hiệu quả hơn. đáng chú ý, thành phố hồ chí minh hạn chế tối đa và tiến tới không sử dụng túi ni lông khó phân hủy để lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại và thay thế bằng túi dễ phân hủy, bao bì thân thiện môi trường.

Ảnh: Thiện An

Theo thống kê của sở tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh, trung bình mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh 9.000-11.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong khi đó công tác quản lý, thu gom rác hiện tồn tại nhiều bất cập, nhất là việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. nguyên nhân chủ yếu do công tác tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả không cao, tỷ lệ người dân tham gia phân loại chất thải rắn sinh hoạt đạt thấp; công tác thu gom, vận chuyển gặp nhiều thách thức khi phần lớn người dân có thói quen bỏ rác tổng hợp trước cửa nhà, trên vỉa hè, gây mất mỹ quan đô thị. đáng nói, công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập ở một số quận, huyện chưa chặt chẽ; trang thiết bị thu gom còn thô sơ, dẫn đến rò rỉ nước và rác thải ra môi trường; công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn sử dụng phương pháp chôn lấp làm phát sinh mùi hôi...

Giám đốc sở tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh nguyễn toàn thắng cho biết, thành phố đã có nhiều thay đổi về chính sách, tuyên truyền để người dân tham gia phân loại rác thải từ nguồn dễ dàng hơn, khoa học hơn. nếu như trước đây, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt phải phân loại thành 3 nhóm gồm: nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, rau, củ, quả…); nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhựa, kim loại, ni lông, thủy tinh…) và nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải)... thì ngày 4-5 vừa qua, ubnd thành phố hồ chí minh đã ban hành quyết định sửa đổi cách phân loại rác.

Theo đó, các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt chỉ phân loại thành 2 nhóm gồm: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải). Chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải. Bao bì phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ phải có nắp đậy kín để bảo đảm không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.

Việc ubnd thành phố hồ chí minh ban hành quyết định số 09/2021/qđ-ubnd ngày 4-5-2021 về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố... đã giúp cho quá trình phân loại, thu gom và xử lý rác thải hiệu quả, ý thức người dân cũng được nâng lên rõ rệt. bà lê mộng thúy (ngụ hẻm 68 út tịch, phường 4, quận tân bình) cho hay: “nhà tôi phân loại chất thải hữu cơ như rau củ quả, thức ăn thừa vào một thùng rác riêng, thùng còn lại là các loại rác tái chế như giấy, nhựa, ni lông… tôi thấy cách này dễ thực hiện hơn trước đây”, bà thúy chia sẻ.

Pgs.ts hồ long phi, nguyên viện trưởng viện nước và biến đổi khí hậu (đại học quốc gia thành phố hồ chí minh) cho rằng, để góp phần giải quyết vấn đề này, thành phố cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, tác động về ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn và nguy cơ xảy ra nếu không phân loại để người dân hiểu cũng như thực hiện.

Về việc xử lý chất thải rắn trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho biết, thành phố quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình để UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường đến người dân nhằm thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm thân thiện môi trường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1001895/dong-bo-cac-giai-phap-phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat)

Tin cùng nội dung

  • MangYTe - Sau khi họ dọn đi thì chỗ cát nơi họ ngồi là những vỏ chai nước lọc, hạt dưa, vỏ trái cây... Anh bảo vệ đến nhắc thì một chị trong đoàn người kia mắng trả nhà của anh chắc!.
  • (MangYTe) – Bắc Kinh ngày 10-2 đưa ra thông báo tăng cường phòng chống và kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) giữa lúc dòng người quay trở lại thành phố này.
  • (MangYTe) -Lửa bất ngờ phát ra từ những đóng rác phía sau nhà xưởng của cơ sở xử lý rác thải đã tạm nhưng hoạt động sau đó lan nhanh thiêu rụi nhiều trang thiết bị máy móc ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
  • (MangYTe) - Theo thống kê, các bệnh viện và cơ sở y tế ở Hà Tĩnh phát sinh khối lượng chất thải y tế nguy hại trong năm 2019 khoảng 11.000 tấn, trong đó khối lượng đã xử lý khoảng hơn 10.672 tấn.
  • MangYTe - Thảm cỏ nhân tạo hiện phổ biến khắp thế giới. Tuy nhiên một điều ít ai để ý là xử lý những thảm cỏ hư hỏng, hết đát ra sao để không hại đến môi trường?
  • Hộp đựng thực phẩm làm từ chất liệu là bã mía và bã xả (Green Food Container) đã giành giải thưởng Khởi nghiệp vì Môi trường do ĐSQ Hoa Kỳ tổ chức.
  • (MangYTe) Báo Kinh tế nông thôn nhận được Đơn kiến nghị của gần 50 hộ dân ở thôn Lò, phường Tân Mỹ, phản ánh môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng do bãi chôn lấp rác của TP. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) gây ra.
  • Hiện nay, phương pháp xử lý rác thải tại Việt Nam đa phần được xử lý theo kiểu chôn lấp, ủ phân hữu cơ gây lãng phí tài nguyên, quỹ đất, ngân sách và ảnh hưởng đến môi trường. Tại tỉnh Bắc Giang, quá trình đô thị hóa cũng đã và đang kéo theo lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tăng cao, đòi hỏi cần áp dụng công nghệ xử lý rác mới thay thế cho biện pháp chôn lấp như hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nhân dân.
  • Mới đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định xử phạt 1,4 tỉ đồng đối với công ty TNHH bệnh viện đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng, tỉnh Tây Ninh về hành vi chôn lấp, đổ rác thải y tế nguy hại không đúng quy định.
  • Một nữ công nhân ở Cà Mau trong quá trình phân loại rác đã tình cờ phát hiện chiếc bóp có nhiều vàng. Chị giao nộp cho cơ quan công an tìm chủ sở hữu nhưng đã 1 năm mà không ai đến nhận. Trong khi đó, chị bị mất việc và lâm cảnh khốn cùng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY