Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Động vật hoang dã, động vật quý hiếm vẫn được rao bán trên mạng: Vì đâu nên nỗi?

Dù đã có những quy định cụ thể, tuy nhiên hoạt động quảng cáo, mua bán trái phép động vật hoang dã, động vật quý hiếm vẫn tồn tại trên không gian mạng.

Rao bán vẫn “nóng” trên mạng

Sự phát triển của công nghệ hiện đại và mạng xã hội đã làm cho hoạt động buôn bán trái phép động vật quý hiếm có thêm “đất sống”. theo đó, thay vì phải bày bán tại những địa điểm nhất định, việc trao đổi trên mạng khiến hoạt động này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. từ đó mà việc buôn bán trái phép động vật hoang dã ngày càng gia tăng về số lượng cũng như gây ra khó khăn trong quá trình phát hiện và xử lý.

Theo số liệu của trung tâm giáo dục thiên nhiên (env), vi phạm về động vật hoang dã trên mạng internet diễn biến phức tạp trong những năm gần đây. tính trong năm 2020, có đến hơn 1.700 vụ việc rao bán động vật hang dã trên mạng. đến năm 2021, con số này tiếp tục tăng với gần 1.800 vụ chỉ trong 3 quý đầu năm.

Mặc dù nhiều vụ việc liên quan đến hành vi vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã đã bị cơ quan chức năng liên tục phát hiện và xử lý, tuy nhiên trên mạng xã hội vẫn tồn tại những hội nhóm, nơi hoạt động giao bán động vật hoang dã, động vật quý hiếm diễn ra công khai.

64 cá thể rùa được đối tượng Thắng rao bán công khai trên mạng.

Ngày 16/11, đối tượng Nguyễn Anh Thắng (36 tuổi, trú tại phường Phú Hữu, quận 9, TP Hồ Chí Minh) bị TAND huyện Thủ Đức tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù giam vì nuôi nhốt trái phép 64 cá thể rùa nguy cấp, quý, hiếm. Thắng cũng là đối tượng thường xuyên rao bán các cá thể rùa nguy cấp, quý, hiếm trên Facebook, Zalo và YouTube.

Ngày 15/11, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 2 đối tượng Võ Tá Hưng (37 tuổi, ngụ tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) và Lê Hồng Thời (25 tuổi, ngụ tại phường Thắng Lợi, TP Kon Tum) vì sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội để rao bán các loại động vật quý hiếm. Theo đó, số tiền xử phạt của 2 đối tượng trên lần lượt là 86.250.000 đồng và 71.000.000 đồng.

Xử lí hình sự vẫn chưa đủ sức răn đe

Trao đổi với pv đại đoàn kết online, luật sư nguyễn ngọc hùng, trưởng văn phòng luật sư kết nối khẳng định: “hành vi mua bán động vật hoang dã động vật quý hiếm là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, có khả năng đẩy nhiều loài vật vào nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị tuyệt chủng. pháp luật từ lâu đã có quy định ngăn chặn hành vi này, đã có chế tài xử phạt nhưng vấn nạn này vẫn diễn ra, thậm chí có dấu hiệu gia tăng”.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng.

“để lý giải cho hiện tượng này theo tôi nguyên nhân là do hoạt động quản lý chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của cơ quan nhà nước. việc quảng cáo mua bán động vật quý hiếm diễn ra trên mạng nhưng để xác minh được danh tính cụ thể của các đối tượng này là không dễ”, luật sư cho hay.

Động vật quý hiếm được rao bán cũng khá khó khăn để xác minh nguồn gốc. tại các cơ sở tiêu thụ động vật quý hiếm như nhà hàng, khách sạn thì hoạt động mua bán cũng diễn ra rất kín đáo. các “món” liên quan đến động vật quý hiếm không có trong thực đơn và “nguyên liệu” nấu các món này cũng không được tàng trữ tại các cơ sở này nên khi kiểm tra cơ quan chức năng khó phát hiện ra.

Luật sư cho biết thêm, về chế tài xử phạt, theo quy định pháp luật, hành vi mua bán động vật quý hiếm, nguy cấp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể mức độ.

Đối với hành vi mua bán, tàng trữ, chế biến trái phép động vật rừng nhưng không thuộc trường hợp quý hiếm, nguy cấp như trên hoặc không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi này lên đến phạt tiền với số tiền phạt là 360.000.000 đồng.

Tăng cường công tác phát hiện, đấu tranh

Còn theo quan điểm của Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, các quy định và các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực này tại Việt Nam đã khá đầy đủ và vẫn đang được từng bước hoàn thiện. Chế tài xử phạt với hành vi săn bắn, buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm bao gồm cả xử lý hành chính và hình sự.

Luật sư Trần Xuân Tiền.

Về xử lý hành chính, theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, có 14 mức phạt hành chính đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật. Theo đó, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt tiền ít nhất là 5 triệu đồng và nhiều nhất là 400 triệu đồng, tùy theo giá trị và loại động vật (động vật rừng thông thường hay động vật quý hiếm). Đồng thời, có thể bị tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm, tịch thu phương tiện vi phạm.

Về xử lý hình sự, người săn bắn thú rừng trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội: tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (điều 234 bộ luật hình sự) hoặc tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (điều 244 bộ luật hình sự).

Tuy nhiên, trên thực tế, do lợi nhuận lớn - mức xử phạt nhẹ, không tương xứng với mức độ và hậu quả của hành vi, nên ngày càng có nhiều đối tượng hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn, coi thường pháp luật, chế tài xử phạt đối với hành vi mình thực hiện.

Hơn nữa, còn xảy ra tình trạng quan chức, cán bộ “bảo kê”, bao che, tiếp tay cho các đường dây buôn bán động vật hoang dã. Mặt khác, các cơ quan chuyên trách vẫn còn xử lý chậm và dự đoán, dự báo chủ động phòng chống loại tội phạm này chưa tốt, nhiều vụ việc xảy ra đã rất nhiều năm nhưng vẫn chưa có những biện pháp ngăn chặn và xử lý dứt điểm.

Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm, bảo vệ đa dạng cho hệ sinh thái động vật, công tác đấu tranh đối với loại tội phạm này cần được thực hiện quyết liệt, thường xuyên hơn nữa, luật sư trao đổi.

“Trước hết bằng cách hoàn thiện thể chế pháp luật, tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước và chính quyền địa phương về công tác phòng chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, khởi tố, xử lý nghiêm các tội phạm hình sự trong lĩnh vực buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

Đồng thời cũng cần phát động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao ý thức cho người dân tham gia tích cực vào công tác phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật”, luật sư cho hay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dong-vat-hoang-da-dong-vat-quy-hiem-van-duoc-rao-ban-tren-mang-vi-dau-nen-noi-5675136.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY