Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Động vật hoang dã - Nguồn bệnh từ rừng rậm

(MangYTe) Văn hóa tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã có từ lâu đời tại các quốc gia phương Đông. Tuy nhiên, từ khi có kết luận về dịch Covid-19 có nguồn gốc từ động vật hoang dã, liệu đã đến lúc “nền văn hóa” này nên dừng lại?

Nếu thời xưa, việc tiêu thụ có thể do những lý do khách quan về kinh tế thì ngày này, nó được xem như một cách thức để thể hiện cho địa vị xã hội, sự giàu có và sành sỏi trong ẩm thực. Dễ thấy, những món ăn từ được xem như đặc sản, được những người sành nhậu ưa chuộng trong bữa tiệc. Thậm chí, loại thực phẩm này còn được sử dụng như những món quà biếu đắt tiền...

Cũng không thể bỏ qua niềm tin của một bộ phận người dân về tác dụng của thực phẩm hoang dã đến sức khỏe của con người. Giữa thời đại thực phẩm bẩn, họ tin rằng những con thú sống ẩn dật trong rừng xanh, không có Thu*c kích thích tăng trọng, không có cám công nghiệp là món ăn bổ dưỡng và không gây hại cho con người. Thậm chí, có những phương Thu*c dân gian kỳ lạ được truyền tai, mà thành phần chính là những con vật sống trong tự nhiên như rắn, rết, tê giác, bò cạp... Chẳng thể biết phương Thu*c này hiệu quả đến đâu, nhưng số lượng bệnh nhân ngộ độc từ việc tiêu thụ tăng đều qua các năm.

Thực tế, để đến bàn ăn, thực phẩm có nguồn gốc đã phải trải qua rất nhiều quá trình từ săn bắt (có thể bằng chất hóa học), nuôi nhốt, giết mổ và bảo quản trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, vì sinh trưởng trong môi trường hoang dã, thông tin về thực phẩm vô cùng ít ỏi dẫn đến nguy cơ ngộ độc từ chất độc tiềm ẩn hoặc dịch bệnh chưa được biết đến là vô cùng cao.

Trong lịch sử, những dịch bệnh xuất phát từ động vật và truyền qua người chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm. Bệnh dịch hạch, xuất phát từ chuột đã giết ch*t 1/3 dân số châu Âu vào thế kỷ XIV. Bệnh Ebola, thông qua virus zika từ khỉ đã giết ch*t 11.325 người trong giai đoạn 2014 - 2016. Dịch SARS, có nguồn gốc từ cầy hương, đã gây ra cái ch*t cho gần 1.000 người... Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, có khoảng 1,67 triệu chủng virus chưa được biết đến, trong đó có tới 631.000–827.000 loại có khả năng gây ảnh hướng đến con người. Như vậy, nguồn bệnh tiềm tàng từ các loài trong tự nhiên là vô cùng lớn.

Con người không phải là loài vật duy nhất trên trái đất. Chúng ta đơn giản chỉ là một trong rất nhiều sinh vật cùng chia sẻ nơi ở tại hành tinh này. Vì vậy, quan niệm ăn mọi thứ hay mọi sinh ra là để phục vụ con người cũng nên được loại trừ.

Hiện nay, nền kinh tế nước nhà đã phát triển để tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào và lành mạnh cho người dân. Có lẽ đã đến lúc chấm dứt nạn săn bắt và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã. Khi ý thức của mỗi người dân được cải thiện và nhu cầu không còn; thị trường thực phẩm có nguồn gốc từ sẽ không thể tồn tại. Từ đó, nguy cơ về sức khỏe của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu.

Báo Thế giới và Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/dong-vat-hoang-da-nguon-benh-tu-rung-ram-110507.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY