Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Động vật hoang dã trên thế giới giảm hơn 2/3 trong nửa thế kỷ

Báo cáo Hành tinh sống năm 2020, công trình hợp tác giữa Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) và Hiệp hội Động vật học London, cho biết số lượng động vật, chim và cá toàn cầu đã giảm mạnh hơn 2/3 trong vòng chưa đầy 50 năm, do ảnh hưởng trực tiếp từ con người.

Hoạt động tàn phá thiên nhiên của con người đã làm suy thoái nghiêm trọng 3/4 diện tích đất và 40% diện tích đại dương trên bề mặt Trái đất. Sự phá hoại ngày càng gia tăng này có khả năng gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe và sinh kế của con người.

Chỉ số hành tinh sống, theo dõi hơn 4.000 loài động vật có xương sống, cảnh báo rằng nạn phá rừng tăng cao và mở rộng nông nghiệp là những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm số lượng các loài vật, trung bình 68%, tính từ năm 1970 - 2016.

Báo cáo hành tinh sống năm 2020, hợp tác giữa wwf và hiệp hội động vật học london, đi kèm với một nghiên cứu bởi hơn 40 tổ chức phi chính phủ và các tổ chức học thuật toàn cầu, cảnh báo việc tiếp tục mất môi trường sống tự nhiên làm tăng nguy cơ đại dịch trong tương lai, khi con người mở rộng sự hiện diện, tiếp xúc gần hơn với các loài động vật hoang dã.

Đề cập về sự mất mát lớn của đa dạng sinh học trên Trái đất kể từ năm 1970, Tổng giám đốc WWF, ông Marco Lambertini nói: “Đây là sự sụt giảm nhanh chóng mà chúng tôi đã theo dõi trong 30 năm qua. Trong năm 2016, chúng tôi ghi nhận mức giảm 60%, nhưng bây giờ nó đã giảm 70%. Tất cả những điều này chỉ diễn ra trong nháy mắt so với hàng triệu năm mà nhiều loài sinh vật đã sống trên hành tinh”.

“chúng ta không thể bỏ qua các bằng chứng về chỉ số suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài động vật hoang dã. đây là chỉ số cảnh báo môi trường thiên nhiên và là môi trường sống của chúng ta đang bị dọa nghiêm trọng. hành tinh chúng ta đang phát tín hiệu đỏ, cảnh báo lỗi hệ thống. từ các loài cá ở đại dương và sông ngòi đến loài ong vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, sự suy giảm ở động vật hoang dã ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng, an ninh lương thực và sinh kế của hàng tỉ người”, ông lambertini cảnh báo.

Tổng giám đốc wwf nói thêm: "trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, các quốc gia trước hết cần phải phối hợp và hành động để cùng chặn đứng và đảo ngược xu hướng mất đa dạng sinh học và quần thể các loài hoang dã vào cuối thập niên này. sự sống còn của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào việc này".

50 năm qua đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế nhanh gây nên sự bùng nổ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên trên toàn cầu. việc chuyển đổi rừng hoặc đồng cỏ thành trang trại gây thiệt hại lớn cho các động vật hoang dã, khi nơi sinh sống của chúng bị thu hẹp. bức tranh cũng thảm khốc không kém ở đại dương, nơi 75% trữ lượng cá bị khai thác quá mức.

Và trong khi số lượng động vật hoang dã đang suy giảm, các loài vật khác cũng đang dần biến mất với tốc độ nhanh ở một số nơi. chỉ số cho thấy các khu vực nhiệt đới ở trung và nam mỹ đã chứng kiến số loài giảm kỷ lục 94% kể từ năm 1970.

Cùng với đó, báo cáo cũng đề ra một số giải pháp như con người nên giảm lãng phí thực phẩm, ưu tiên chế độ ăn lành mạnh và thân thiện với môi trường hơn, đồng thời, kết hợp những nỗ lực bảo tồn triệt để, nhằm ngăn chặn sự suy giảm số lượng các loài động vật trong tương lai.

Ông David Leclere, học giả nghiên cứu tại Viện Phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế cho biết: "Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Tốc độ phục hồi đa dạng sinh học thường chậm hơn nhiều so với tốc độ mất đa dạng sinh học gần đây. Điều này cho thấy rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong hành động sẽ khiến đa dạng sinh học bị tổn thất thêm và sẽ mất nhiều thập niên mới có thể phục hồi”. Ông cũng cảnh báo về những tổn thất "không thể phục hồi", chẳng hạn như khi một loài tuyệt chủng.

Trang Nhung (theo Phys.org)

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-180/dong-vat-hoang-da-tren-the-gioi-giam-hon-2-3-trong-nua-the-ky-143843.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY