Đông y gọi là bệnh thời khí. Chứng cảm mạo lưu hành thường lây qua đường thở. Để đề phòng trước hết phải cách ly đó là việc làm rất quan trọng.
Nếu cảm mạo thời khí nhẹ bệnh chỉ ở da lông, không vào kinh lạc, gọi là cảm phong hàn, sau một thời gian tự khỏi. Nặng gọi là cảm mạo lưu hành (bệnh cúm) thuộc loại truyền nhiễm do virus dễ biến chứng, lây truyền nhiều người thành dịch. Khi đã thành dịch nếu sức khỏe yếu, sức đề kháng kém dễ dẫn đến Tu vong.
Mỗi buổi sáng thức dậy dùng 100ml giấm ăn bắc lên bếp đun cho giấm sôi. Đóng kín cửa cho mùi giấm lan tỏa khắp nhà, mọi người hít vào khó chịu phải hắt hơi sổ mũi là đạt yêu cầu. Nếu không có giấm thì dùng quả bồ kết, mỗi lần dùng 5-7 quả đốt lên xông. Kinh nghiệm dân gian còn hướng dẫn người bệnh khi cảm mạo lưu hành thì mỗi ngày người lớn ăn 20g nghệ tươi. Trong Đông y nghệ có tên gọi khương hoàng, vị cay đắng, tính ôn có tác dụng hành khí thanh huyết chống viêm, kháng vi khuẩn gây bệnh. Nếu cảm mạo thể lưu hành truyền nhiễm thể phong hàn thì có thể xoa dầu nóng. Xông cho người bệnh một nồi nước xông gồm lá: bưởi, sả, bạch đàn... Nếu cảm phong nhiệt có mồ hôi thì cởi bớt quần áo, không xoa dầu nóng, không xông hơi...
Vị Thu*c phòng phong trong bài Thu*c điều trị ngoại cảm phong hàn.
Ngoại cảm phong hàn: tà khí thường xâm phạm biểu bì, nhưng biểu bì lại có quan hệ biểu lý với phế (phổi) làm cho phế mất công năng giáng khí. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, sợ lạnh, nhức đầu, không có mồ hôi, ngạt mũi, sổ mũi, khó thở đau nhức mỏi tay chân, ngứa họng ho, lưỡi có rêu trắng, mạch phù.
Bài Thu*c Kinh phong bại độc thang: kinh giới 12g, phòng phong 12g, khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, sài hồ 6g, tiền hồ 12g, chỉ xác 6g, xuyên khung 8g, sinh khương 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, cát cánh 12g, bạc hà 6g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Uống 7 ngày liên tục là bệnh khỏi.
Ngoại cảm phong nhiệt: nhiệt tà xâm phạm phế và vệ khí, làm phế khí mất chức năng thăng giáng, biểu bì bị vít lấp lại, nhiệt uất lại bên trong.
Biểu hiện: Sốt cao, sợ gió, mồ hôi ra dâm dấp, đầu đau, miệng khô, ho khan, họng sưng tấy đau, bệnh nhân khó thở, có trường hợp chảy máu mũi, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Bài Thu*c Tang cúc ẩm: tang diệp (lá dâu khô) 16g, cúc hoa 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g, lô căn 12g, liên kiều 12g, bạc hà 6g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia một số vị Thu*c khác. Nếu bệnh nhân ho nhiều, có đờm có thể dùng bài Ngân kiều tán: kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, cát cánh 12g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 12g, cam thảo 4g, trúc diệp 12g, kinh giới 12g, đậu xị 12g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày uống liên tục 7 ngày.
Chứng phong nhiệt kiêm thử: Đã dùng Thu*c điều trị chứng phong nhiệt nhưng không đỡ. Người vẫn sốt, ít mồ hôi, tâm phiền miệng khát, đau tức vùng ngực, khó thở, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch nhu sác.
Bài Thu*c Hoàng liên hương nhu ẩm: hoàng liên 8g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, biển đậu 12g, tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm thêm các vị khác.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày; uống trước khi ăn 15 phút. Uống liên tục 7 ngày
Biểu hiện: Sốt nhẹ, sợ rét, đầu nặng, tay chân mệt mỏi, tức ngực, miệng nhạt, buồn nôn có khi nôn mửa, bụng trướng đầy, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu.
Bài Thu*c Khương hoạt thắng thấp thang: khương hoạt 12g, độc hoạt 8g, xuyên khung 8g, mạn kinh tử 12g, cam thảo 4g, phòng phong 12g, cảo bản 12g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.
Nếu bệnh nặng thuộc dạng cảm mạo lưu hành (cảm cúm) dùng bài Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 12g, hậu phác 10g, tô diệp 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 12g, cam thảo 4g, Bạch chỉ 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, bán hạ (chế) 10g, cát cánh 12g, sinh khương 12g, đại táo 12g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.
Chủ đề liên quan:
trị cảm mạo