Ẩm thực hôm nay

Phòng phong trị cảm mạo phong hàn

Phòng phong là rễ của cây phòng phong (Ledeburiella seseloides Wolff.), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).
Theo Đông y, phòng phong vị cay ngọt, tính ôn. Vào kinh bàng quang và can. Có tác dụng khu phong giải biểu thắng thấp chỉ thống.

Phòng phong được dùng làm Thu*c trị cảm mạo phong hàn, đầu thống, thân thống, phong hàn thấp tý, kinh giật, co quắp bại liệt tay chân, nổi ban dị ứng. Liều dùng và cách dùng: 6 - 12g; nấu, sắc, pha, hãm.

Một số cách dùng phòng phong trị bệnh

Tán hàn, giải biểu:

Bài 1: phòng phong 12g, hạnh nhân 12g, thông bạch 12g, gừng sống 3 lát. Sắc uống. Trị cảm mạo phong hàn, đầu nhức, mình đau và ho.

Bài 2: phòng phong 12g, sài hồ 16g, kinh giới 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị cảm mạo có sốt nóng giai đoạn đầu và giữa. Thích hợp với người có biểu hiện ngoài thì hàn mà trong thì nhiệt.

Bài 3: phòng phong 12g, kinh giới 12g, cát căn 12g. Sắc uống. Trị ngoại cảm phong hàn, phát sốt, sợ gió, có mồ hôi.

Trừ thấp, dịu đau:

Bài 1: phòng phong 12g, tần giao 12g, quế chi 12g, hải phong đằng 12g, kê huyết đằng 12g. Sắc uống. Trị các chứng phong thấp hoặc hàn thấp sinh ra đau nhức khớp xương.

Bài 2: phòng phong 12g, độc hoạt 10g, tang ký sinh 12g, tần giao 10g, hương phụ chế 8g, xuyên khung 8g, hà thủ ô 12g, quế chi 8g. Sắc uống. Trị cảm phong thấp, đau mình, đau các khớp.

Trừ phong, chống giật; các chứng phong ở ngoài sinh ra co quắp: phòng phong, nam tinh, bạch chỉ, thiên ma, khương hoạt, bạch phụ tử mỗi thứ bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 12g, ngày 3 lần; uống với 1 ly rượu nóng; ngoài ra, hòa rượu với bột đắp phía ngoài.

Món ăn Thu*c có phòng phong

Cháo ý dĩ nhân phòng phong quế chi: ý dĩ nhân 30g, phòng phong 12g, quế chi 12g, gừng tươi 12g, gạo tẻ 80g. Phòng phong, quế chi, gừng tươi nấu lấy nước. Đem gạo tẻ, ý dĩ nấu cháo, khi được cháo cho nước Thu*c vào khuấy đều, đun sôi. Chia làm hai lần ăn sáng và chiều. Dùng tốt cho người đau sưng khớp (viêm đa khớp dạng thấp).

Cháo hành phòng phong: phòng phong 12 - 16g, gạo tẻ 60g, hành sống 2 củ. Phòng phong sắc lấy nước, cho gạo vo sạch vào nấu cháo, cháo chín cho hành sống đã đập dập, đảo đều. Dùng tốt cho người đau sưng khớp (phong thấp).

Cháo qui kỷ phòng phong: đương qui 30g, câu kỷ 30g, phòng phong 12g, gạo nếp 60g. Dược liệu sắc lấy nước; cho gạo nấu cháo, cháo chín cho nước Thu*c vào khuấy đều, cho thêm đường và gia vị vừa ăn, đun sôi. Chia làm hai lần ăn sáng và chiều. Dùng tốt cho người ban chẩn dị ứng, sẩn ngứa tấy đỏ ngoài da.

Phòng phong tán: Phòng phong sao, tán mịn, mỗi lần uống 6g, uống với nước hồ thêm chút rượu. Dùng tốt cho phụ nữ bị xuất huyết tử cung.

Kiêng kỵ: Người đau đầu do huyết hư kinh giật (huyết hư cấp đầu thống) không dùng.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-phong-tri-cam-mao-phong-han-n135777.html)

Tin cùng nội dung

  • Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường,
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây...
  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY