Cây thuốc quanh ta hôm nay

Tế tân trị cảm mạo, đau răng

Tế tân là toàn cây có cả rễ phơi khô của cây tế tân thuộc họ Mộc hương. Về thành phần hóa học: Có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là pinen...
Theo Đông y, tế tân vị cay, tính ôn; vào kinh tâm, phế, thận. Có tác dụng khu phong tán hàn giải biểu, chỉ thống, ôn phế hóa ẩm, thông khiếu, dùng trị phong hàn biểu chứng; các chứng: đầu thống, tý thống, phúc thống, nha thống; đàm ẩm khái suyễn, tỵ uyên, thần hôn khiếu bế. Liều dùng: 2-4g.

Tế tân được dùng làm Thu*c trong các trường hợp:

Tán hàn, giải biểu: Trị các chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu ngạt mũi.

Bài 1 - Thang ma hoàng phụ tử tế tân: ma hoàng 4g, phụ tử 12g, tế tân 4g. Sắc uống. Trị bệnh dương hư gầy yếu, ngoại cảm phong hàn, ớn rét; mạch trầm.

Bài 2: bột tế tân, lấy chút ít thổi vào mũi. Trị nghẹt tắc mũi không thông hoặc gặp phong tà làm bất tỉnh nhân sự.

Trừ phong, giảm đau: Dùng với các chứng đầu thống phong (đau dầu do thần kinh), đau răng do phong lãnh (đau thần kinh răng), phong thấp đau khớp.

Bài 1 - Bột Định thống: tế tân 4g, xuyên ô 2g, nhũ hương 4g, bạch chỉ 4g. Tán thành bột mịn. Ngày dùng nhiều lần, mỗi lần uống 1-1,5g. Trị đau răng do phong lãnh, đau lợi.

Bài 2: tế tân 4g, xuyên khung 12g, tần cửu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị các chứng phong thấp đau khớp, sợ lạnh, không có mồ hôi.

Bài 3: tế tân 4g, thạch cao sống 40g. Sắc uống. Trị đau răng do phong hỏa, lợi răng sưng đỏ.

Bài 4: tế tân 4g, xuyên ô 2g, nhũ hương 4g, bạch chỉ 4g. Tán bột mịn. Mỗi lần dùng 1-2g bột rắc vào chỗ đau. Trị đau răng.

Bài 5: tế tân sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng khi nước còn ấm. Trị hôi miệng và nướu răng sưng đau.

Trừ đờm, dịu ho: Dùng cho chứng ho hen có đờm, viêm phế quản, hen phế quản.

Bài 1 - Thang linh cam ngũ vị khương tân: phục linh 12g, cam thảo 4g, tế tân 4g, can khương 6g, ngũ vị 4g. Sắc uống. Trị các chứng trên.

Bài 2: ma hoàng 8g, quế chi 8g, bạch thược 12g, can khương 8g, bán hạ 8g, tế tân 6g, ngũ vị tử 6g, chích thảo 6g. Tác dụng giải biểu, trừ ẩm, giảm ho bình suyễn.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người âm hư hỏa vượng, ho khan không có đờm. Tế tân phản lê lô.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/te-tan-tri-cam-mao-dau-rang-n134438.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, chàm lá to có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, cầm máu...
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY