Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dự trữ 430.000 đến 10 triệu liều Thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19

Tác nhân gây bệnh COVID- 19 là loại virus mới nên chưa có Thuốc điều trị đặc hiệu, tức là chưa có loại Thuốc nào uống vào có thể lập tức chữa khỏi được bệnh này. Trong quá trình, thế giới thử nghiệm, nghiên cứu Thuốc chữa bệnh, phác đồ điều trị COVID-19 của Việt Nam liên tục cập nhật, sửa đổi cho phù hợp.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Từ đầu dịch bệnh COVID-19 đến nay, Việt Nam đã ba lần cập nhật, điều chỉnh phác đồ điều trị và vẫn tiếp tục cập nhật đưa vào phác đồ điều trị những loại Thuốc mới, phương pháp mới. Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên phải nắm bắt được phác đồ điều trị để có thể thu dung các bệnh nhân mắc COVID-19 khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

Thông tin thêm về vấn đề điều trị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, những loại Thuốc mà các nước phát triển thử nghiệm để hỗ trợ điều trị COVID-19, đều đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng từ 430.000 liều đến 10 triệu liều khi cần sử dụng. Việt Nam đã hạn chế xuất khẩu những loại dược phẩm liên quan đến điều trị COVID-19.

Theo phân tích của các chuyên gia, 80,9% bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị thông thường là có thể khỏi; 15,3% bệnh nhân mắc có biến chứng và gần 6% có biến chứng vì vậy các cơ sở y tế tuyến địa phương luôn phải sẵn sàng và thường xuyên nâng cao năng lực về điều trị để thu dung các bệnh nhân mắc khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tất cả các cơ sở y tế đều phải chuẩn bị các tình huống khi dịch bệnh lan rộng trong cả nước, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.

“Giãn cách xã hội, cách ly, đeo khẩu trang và rửa tay là "vắc xin" trong phòng bệnh COVID-19, không có biện pháp nào tốt hơn. Chúng tôi cũng cho rằng cách ly trong điều trị rất quan trọng. Tại Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) chúng ta điều trị thành công là nhờ cách ly. Chúng ta phải lên kịch bản cách ly phòng bệnh, cách ly khoa ra sao, nhân viên y tế thì như thế nào. Cần phải có kịch bản cho tình huống khi dịch bệnh lan rộng”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Vì sao những ca COVID-19 nhẹ đột ngột trở nặng rất nhanh

Tại cuộc tập huấn trực tuyến về phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế với 700 điểm cầu ngày 11/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích phác đồ điều trị COVID-19 ở Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, có những trường hợp tưởng là nhẹ, đột xuất ban đêm có thể diễn biến nặng, rất nhanh.

Bộ Y tế thông tin việc xử lý 3 ổ dịch COVID-19 tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

Theo thông tin của Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam ghi nhận 257 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 44 trường hợp liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai; 18 trường hợp liên quan tới quán Bar Buddha, TP Hồ Chí Minh; 05 trường hợp liên quan đến ổ dịch tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).

Diễn biến mới nhất về sức khỏe của 4 ca mắc COVID-19 rất nặng ở Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 4 bệnh nhân COVID-19 đang diễn biến rất nặng. Trong đó, có 1 bệnh nhân nguy kịch, phải đặt ECMO là bệnh nhân 91, nam phi công người Anh đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

Không thêm ca bệnh mới, 4 ca nặng chưa thoát nguy cơ Tu vong

Bộ Y tế cho biết, tính đến 6 giờ ngày 11/4 không ghi nhận thêm ca dương tính với SARS-CoV-2 sau 12 tiếng kể từ 18 giờ ngày 10/4. Như vậy Việt Nam hiện có 257 bệnh nhân mắc COVID-19.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/du-tru-430000-den-10-trieu-lieu-thuoc-ho-tro-dieu-tri-covid19-1640102.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY