Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đừng bao giờ ăn 6 loại thực phẩm này vào buổi sáng khi bụng rỗng vì có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là dạ dày, gan, thận

Không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn khi bụng trống rỗng, thậm chí chúng còn có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận của bạn.

Người Trung Quốc xưa vẫn thường ví von rằng: "Bữa sáng quý như vàng, bữa trưa quý như bạc còn bữa tối quý như đồng", ý muốn nói đến tầm quan trọng của bữa ăn sáng với sức khỏe.

Sau một đêm ngủ dài, năng lượng trong cơ thể đã cạn kiệt, chỉ khi chúng ta có một bữa sáng bổ dưỡng thì mới có thể đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả. Ngược lại, thói quen nhịn ăn sáng có thể gây sỏi mật do đói, gây tiểu đường, thậm chí một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ (JACC) còn chỉ ra rằng, những người nhịn ăn sáng có nguy cơ Tu vong vì bệnh tim mạch cao hơn 87% và nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,5 lần người có ăn sáng.

Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn khi bụng trống rỗng, thậm chí chúng còn có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận của bạn.

6 thực phẩm này không phù hợp để ăn khi bụng đói vào buổi sáng

1. Sữa: Dễ gây tiêu chảy

Sữa là thực phẩm rất giàu protein và dinh dưỡng cao, chính vì vậy nhiều người sử dụng chúng thay cho bữa sáng. Tuy nhiên, uống sữa khi bụng đói lại là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cho những người không dung nạp đường sữa. Đối với người khỏe mạnh, uống sữa khi đói cũng sẽ khiến lượng protein trong sữa được chuyển hóa thành calo và tiêu thụ, gây lãng phí lượng protein dồi dào này.

Chính vì vậy, bạn nên uống sữa kèm với các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì vào bữa sáng, hoặc uống hai giờ sau khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Trà đặc: Kích thích dạ dày

Nhiều người có thói quen nhâm nhi một ngụm trà nóng vào sáng sớm. Tuy nhiên, uống trà khi bụng đói sẽ dễ khiến dạ dày hấp thụ quá nhiều caffeine, gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây chóng mặt, bồn chồn, buồn nôn...

3. Rượu: Gây bệnh dạ dày

Nhiều người có thói quen tai hại là uống một ly rượu vào buổi sáng, tuy nhiên rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm hỏng niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, uống khi bụng đói sẽ dễ bị say, dẫn đến lượng đường trong máu thấp, gây chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh và khó chịu về thể chất.

4. Cá, thịt: Tăng gánh nặng cho gan và thận

Đang lúc bụng đói mà bạn ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như cá, thịt sẽ tạo ra nhiều chất thải nitơ trong cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Dù vậy, bạn vẫn có thể ăn thịt vào bữa sáng nhưng nên ăn kèm cơm hoặc bánh mì để các loại carbohydrate có thể hỗ trợ cho dạ dày của bạn.

5. Đồ cay: Làm hại dạ dày

Những món ăn cay thường mang lại cảm giác thú vị khi ăn, thậm chí gây nghiện cho nhiều người nhưng họ lại không nhận thức được hệ lụy mà những món ăn này cay mang lại. Vào buổi sáng, dạ dày còn rỗng nên thói quen ăn sáng quá cay có thể gây tổn thương dạ dày. Vị cay của ớt có thể kích thích các chứng bệnh đại tràng, gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… Ngoài ra, ăn nhiều ớt cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Vậy đâu là thực phẩm phù hợp để ăn khi bụng rỗng?

Theo các chuyên gia, cách ăn sáng tốt nhất là uống một cốc nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng, sau đó ăn một quả trứng luộc, ăn một chiếc bánh mì, sau đó uống một cốc sữa đậu nành hoặc sữa tươi.

Cuối cùng, bạn có thể ăn một số loại trái cây như táo và lê để để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho buổi sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn bột yến mạch nóng vào buổi sáng khi bụng đói vì chúng rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa và cải thiện táo bón. Đồng thời, loại thực phẩm này có chứa lượng calo thấp và tăng cảm giác no. Nếu bạn thêm một số trái cây khô vào bột yến mạch, dinh dưỡng sẽ phong phú hơn.

Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút.

(Nguồn: QQ, Aboluowang)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dung-bao-gio-an-6-loai-thuc-pham-nay-vao-buoi-sang-khi-bung-rong-vi-co-the-gay-hai-cho-nhieu-co-quan-trong-co-the-dac-biet-la-da-day-gan-than-20200728195602452.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số trường hợp Tu vong tại Việt Nam.
  • Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, NewYork (Mỹ) cho thấy...
  • Nhiều bệnh nhân cao tuổi thường có tâm lý thích sử dụng các loại Thu*c an toàn hơn từ nguồn gốc thảo dược có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nhiều người còn dùng các thực phẩm chức năng theo quảng cáo để uống thay cho các Thu*c tim mạch đang dùng.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Những người hay ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ Tu vong do bệnh tim mạch, thậm chí với những người chăm tập thể dục.
  • Những teen nào hay bỏ bữa sáng ở trường trung học có xu hướng tham gia quan hệ T*nh d*c sớm hơn các bạn ăn sáng đầy đủ.
  • Đó là cảnh báo của các nhà khoa học thuộc ĐH Aarhus (Đan Mạch) khi theo dõi 2 triệu người ở nước này, trong đó có khoảng 32.000 người mắc ADHD trong thời gian từ 1 tuổi đến năm 2013.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY